phương.Ngày nay, các tự viện mà thiện nam tín nữ thường lui tới để
khấn nguyện, kỳ đảo phần lớn đều là những chùa Sôtô-shuu và đấy là
một lời giải thích minh bạch nhất. Ba chùa tiêu biểu được mang danh
hiệu "Động Tông Tam Kỳ Đảo Tự" (ba chùa Tào Động để kỳ đảo) là
Saijôji (Tối Thừa Tự, Dôryôson, thành phố Minami-Ashigara, tỉnh
Kangawa), Myôgonji (Diệu Nghiêm Tự, Yoyokawa Inari, thành phố
Toyokawa, tỉnh Aichi) và Zenhôji (Thiện Bảo Tự, Ryuuô, thành phố
Tsuruoka tỉnh Yamagata). Trong các chùa này, nơi dùng để hành lễ cầu
đảo (goi là trấn thủ đường) có qui mô còn lớn hơn cả bản đường (thế
nhưng đây chỉ là chuyện xảy ra từ thời Edo về sau lúc Sôtô-shuu hưng
thịnh mà thôi). Nói chung việc coi trọng sự cầu đảo thì cũng đều thấy
ở các tự viện khác. Pháp đường của tông Tào Động từ hồi ở Trung
Quốc thường là làm bằng đất nện đã đổi ra thành lát chiếu và đặt các
tượng Phật và bồ tát (honzon). Nguyên lai, pháp đường là nơi mọi
người đến nghe trụ trì thuyết pháp và dành cho việc thực hành những
nghi thức cầu đảo tu hành nay đã biến thành hội trường và cùng lúc,
chỗ để thực hành các nghi thức cầu đảo.
*Truyện "thần nhân hóa độ"có nghĩa gì?
Cấu tạo của chúng có thể tóm tắt như dưới đây:
1) Có một thiền sư đến địa phương nào đó để truyền đạo. Một vị
thần hiện ra mách cho ông nơi linh địa để trụ trì.
2) Thiền sư cho thần được thụ giới, làm đệ tử của mình. Mỗi đêm,
thần đều dến học thiền và chẳng bao lâu, nhận được ấn khả, nguyện
hộ trì cho mảnh đất thiêng.
3) Người trong vùng nghe đồn kéo đến xin qui y và cùng nhau ra
sức xây dựng chùa chiền miếu mạo, hào tộc địa phương cũng trở
thành đàn việt và xin tiến cúng.
Những mẫu chuyện dưới hình thức đó đã kể lại mối quan hệ giữa
thiền tăng Gennô Shinshô (Nguyên Ông Tâm Chiêu, 1329-1400) với
thần Sesshôseki (Sát Sinh Thạch), Ryôan Emyô (Liễu Am Huệ Minh)
với Daisen Myôjin (Đại Sơn Minh Thần), Nyôchuu Tengin (Như