xưa kia lần lượt cải tông theo họ nên Sôtô-shuu đã nới rộng ranh giới
của tông phái mình.
Trước tình huống mới này, Eiheiji (chùa Vĩnh Bình của Dôgen
ngày xưa) vẫn còn được duy trì bởi một phái có từ Jakuen (Tịch Viên,
1207-1299). Một thời họ dã dược Thiên hoàng Go-Enyuu (Hậu Viên
Dung, thứ 5 trong hệ Bắc Triều, trị vì 1371-1382) sắc cho mấy chữ
(gọi là chokugaku = sắc ngạch) ghi trên biển của chùa là "Nhật Bản
Tào Động Đệ Nhất Đạo Trường" và đưa lên hàng "xuất thế đạo
trường"
(shusse dôjô) vào năm 1372. Uy nghi lẫm liệt như thế
nhưng đến thế kỷ 15 thì Eiheiji đã trở thành hoang phế. Dù vậy, nhờ
công sức của các vị trụ trì được mời đến như Gezô Gidon (Hoa Tạng
Nghĩa Đàm, 1375-1455) phái Kangan (Hàn Nham) và Don.ei Eô
(Đàm Anh Huệ Ứng, 1424-1504) phái Gazan (Nga Sơn) mà chùa
được phục hưng. Năm 1539, chùa lại được Thiên hoàng Go-Nara (Hậu
Nại Lương, thứ 105, trị vì 1526-1557) ban cho danh hiệu "xuất thế đạo
trường" thêm một lần nữa và từ đó xác định uy thế lãnh đạo tông môn
của mình.
Tuy có mời những nhà tu từ phái khác (Kangan, Gazan) đến "tấn
trụ" (shinjuu) như trên nhưng Eiheiji vẫn nằm dưới sự kiểm soát của
một phái Jakuen. Trên thực tế, cho đến thời đó, họ vẫn tiếp tục thay
nhau thừa kế và mỗi thế hệ, đều sinh ra lắm chuyện tranh chấp lủng
củng. Được biết cuốn sách mang tên "Vĩnh Bình Khai Sơn Đạo
Nguyên Thiền Sư Hành Trạng" (cuốn sách xưa nhất chép chi tiết về
thân thế và hành trạng của Dôgen) do người trụ trì đời thứ 14 là
Kenzei (Kiến Tê) soạn ra cũng nhắm mục đích chứng minh tính chính
thống của phái Jakuen trong chùa Eiheiji.
Hoạt động của Sôtô-shuu vì bao gồm cả những yếu tố có tính
chất Mật Giáo và tín ngưỡng địa phương, sau khi được dung nhận bởi
Keizan Jôkin (Oánh Sơn Thiệu Cẩn), nên gắn lền với các hình thức
phật sự pháp yếu. Thực tế này còn có thể thấy qua hình thức truyện
"thần nhân hóa độ" (shinjin kedo setsuwa) còn truyền tụng ở các địa