TIẾT 2: - Sự Tiếp Thu Thiền Vào Thời
Heian
*Thiên đô về Heian và sự hình thành của văn hóa quốc phong
ăm 784, Thiên hoàng Kanmu (Hoàn Vũ, thứ 50, trị vì
781-806) vì muốn cải cách chính trị nên mới thiên đô về vùng Nagaoka
nhưng việc kiến tạo cung điện không tiến hành như ý, đến năm 794, lại
thiên đô một lần nữa về Heiankyô (Bình An kinh), mở màn cho thời đại
Heian (794-1192).
Sau khi thiên đô xong, thiên hoàng đặt ra những chế độ như
kageyushi (kiểm tra việc bàn giao giữa người cai trị tiền nhiệm và hậu
nhiệm) và kondei (thành lập lực lượng hương dõng địa phương) nhằm
cải cách để khơi ra lối thoát cho chế độ luật lệnh đã bị tắc nghẽn.Ông
cũng muốn đề phòng Phật giáo nhảy vào chính trị cho nên không cho
phép dời đền chùa ở thủ đô phía nam (ám chỉ Nara) về kinh đô mới
Heian. Tuy nhiên ông lại kính trọng hai vị cao tăng mới từ bên nhà
Đường trở về là Saichô và Kuukai (Không Hải, 774-835), muốn dùng
giáo lý Thiên Thai và Chân Ngôn do họ đem từ Trung Quốc sang để
làm nguyên tắc chỉ đạo cho thời đại mới. Chính sách ấy đã được
những Thiên Hoàng về sau như Heizei (Bình Thành, thứ 51, trị vì 806-
809) và Saga (Tha Nga, thứ 52, trị vì 809-823), thừa kế và định
hướng.
Fujiwara no Fuyutsugu (Đằng Nguyên Đông Tự, 775-826) được
sự tín nhiệm của Thiên hoàng Saga, trở thành ngoại thích của Thiên
hoàng Ninmyô (Nhân Minh, thứ 54, trị vì 833-850). Sau đó họ
Fujiwara dùng mưu lược lần lượt đánh bật khỏi chính trường các địch