trực thuộc pháp hệ hay tông phái nào. Về điểm này, ta nhận thấy thời
đó đã có một sự thay đổi lớn trong giá trị quan, bởi vì cho đến lúc ấy,
nói đến tu Thiền là bắt buộc phải nói đến việc nhận pháp tự từ ai.
Như trên, cuộc vận động để phục hưng Phật giáo mà trung tâm là
phái Lâm Tế đã hiện rõ. Thế nhưng cũng không nên quên rằng, vào
thời này, từ phía phái Tào Động cũng có những nhân vật như Ban.an
Eishu (Vạn An Anh Chủng, 1591-1654) biết nối tiếp truyền thống của
cao tăng Dôgen phục hưng được Kôhôji (Hưng Thánh Tự, ở thành phô
Uji gần Kyôto). Ban.an Eishu là nhân vật có giao tiếp với từ Taigu
Sôchiku, Ungo Kiyô, Isshi Monshu, Suzuki Shôsan cho đến Ryuukei
Sôsen (1602-1670. Ông này trước thuộc phái Myôshinji sau chuyển
sang phái Hoàng Bá). Suzuki Shôzan (Linh Mộc Chính Tam, 1579-
1655) đã biết dùng văn nghệ để phổ biến Thiền.
*Suzuki Shôsan (Linh Mộc Chính Tam, 1579-1655) là người
thế nào?
Ông họ Hozumi (có nơi viết là họ Suzuki) người vùng Mikawa
(tỉnh Aichi) tên thật là Juuzô (Trọng Tam), Suzuki Shôzô chỉ là bút
danh. Ông sinh trong gia đình võ sĩ Mikawa, lập được chiến công
trong trận Sekigahara khi Tokugawa Ieyasu thống nhất thiên hạ. Còn
tham dự hai chiến dịch mùa đông và mùa hạ tiến chiếm thành Ôsaka,
dứt tuyệt dòng họ Toyotomi. Khi còn nhỏ, ông đã mộ đạo Phật, du
hành khắp nơi học đạo nhưng đến năm 42 tuổi mới có cơ hội xuất gia.
Từ đấy, ông hỏi đạo các thiền sư Taigu Sôchiku và Gudô Tôshoku của
Lâm Tế và Ban.an Eishu của Tào Động. Sau đó, ông trở lại cố hương,
dựng chùa Sekiheizan Onshinji (Thạch Bình Sơn Ân Chân Tự) và trụ
trì tại đấy. Buổi vãn niên mới lên Edo, hoạt động bố giáo ở Juushun.in
(Trùng Tuấn Viện) ở Yotsuya và Ryôshin.in (Liễu Tâm Viện) ở
Asakusa (hai khu vực trong thành phố Tôkyô bây giờ), lập ra một lối
tu hành độc đáo có tên là Niôzen (Nhân Vương thiền). Tư tưởng của
Suzuki Shôsan hàm chứa nhiều yếu tố khác nhau kể cả giáo lý Tịnh
Độ và chủ trương tam giáo nhất trí. Ông mượn những hình thức văn
nghệ để giáo hóa quần chúng hóa và ảnh hưởng đến văn chương bình