LỊCH SỬ THIỀN TÔNG NHẬT BẢN - Trang 149

TIẾT 2:- Tăng Ẩn Nguyên Đến Nhật.

*Cuộc vận động phục hưng của Phật giáo (Edo trung kỳ).

Thời chính quyền ổn định. Văn hóa Genroku

ừ thời shôgun thứ 4 Tokugawa Ietsuna (Gia Cương, tại

chức 1651-1680) cho đến shôgun thứ 7 là Ietsugu (Gia Kế, tại chức 1713-
16), thể chế mạc phiên tương đối ổn định, ảnh hưởng văn hóa ngoại quốc
thối lui và văn hóa độc đáo của Nhật Bản gọi là văn hóa Genroku (gọi
theo niên hiệu Genroku hay Nguyên Lộc, 1688-1704) có cơ hội chói
sáng. Đó là thời hoạt động của tiểu thuyết gia ukiyosôshi Ibara Saikaku
(Tỉnh Nguyên Tây Hạc, 1642-93), hai nhà thơ haikai Matsuo Bashô
(Tùng Vĩ Ba Tiêu, 1644-94) và Uejima Onitsura (Thượng Đảo Quỷ
Quán,1661-1738), nhà soạn tuồng búp bê jôruri Chikamatsu Monzaemon
(Cận Tùng Tả Vệ Môn, 1653-1724). Về phương diện học thuật, trong giai
đoạn này, các nhà tư tưởng như Itô Jinsai (Y Đằng Nhân Trai, 1627-
1705) và Ogyu Sorai (Địch Sinh Tồ Lai, 1666-1728) đã hình thành được
một hệ thống tư tưởng Nho giáo có màu sắc đặc biệt Nhật Bản. Ngoài
đạo Nho, các lãnh vực khác như đạo Phật và các ngành khoa học tự nhiên
cũng đều có sự phát triển đáng kể. Người đã đem đến một kích thích to
lớn cho chúng không ai khác hơn là thiền sư Ẩn Nguyên Long Kỳ (âm
Nhật là Ingen Ryuuki, 1592-1673, đến Nhật năm 1654) và nhà nho Chu
Thuấn Thủy (âm Nhật Shu Shunsui, 1600-1682, đến Nhật năm 1659), hai
nhà văn hóa lớn triều Minh sang trú ngụ.

Bối cảnh của văn hóa Genroku là sự phồn vinh về mặt kinh tế có

được trong một thời kỳ mà chính trị ổn định lâu dài. Đặc biệt nó đã
kéo theo sự hưng thịnh của ngành xuất bản làm cho văn hóa ấy được

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.