dân về sau. Cùng lúc, ông lại có mối liên hệ mật thiết với chế độ mạc
phủ và phiên trấn. Với ông, giáo lý nhà Phật đã trở thành một môn học
thực tiễn. Suzuki Shôsan có nhiều trứ tác như Môanjô (Manh An
Trượng = Gậy dẫn lối người mù, 1851) viết bằng quốc ngữ kana trong
đó ông đứng trên lập trường Thiền Tông để giải thích cụ thể 10 điều
đạo đức phải noi theo, Roankyô (Lư An Kiều = Cầu Yên Lừa, 1660)
là tập ngữ lục do đệ tử là Echuu (Huệ Trung, năm sinh và mất không
rõ) ghi lại lời phát biểu của thầy. Ngoài ra ông còn viết những tiểu
thuyết nôm na dùng vào mục đích truyền đạo, ví dụ Ninin bikuni (Nhị
nhân tì khưu ni = Hai bà vãi, 1632), Inga Monogatari (Nhân quả vật
ngữ = Truyện có vay có trả, 1661), hay những tập pháp ngữ viết riêng
cho một cá nhân nào đó sau được thu thập trong Hogoshuu (Phản cố
tập = Tập giấy nháp, 1634) và Banmin tokuyô (Vạn dân đức dụng =Ai
cũng dùng được, 1661) triển khai từ Shokubun Butsugyôsetsu (Chức
phận Phật hành thuyết = Trình bày về những Phật hành trong chức
phận mình) vốn dựa trên cuốn Sehô soku Buppô (Thế pháp tức Phật
pháp = Đạo đời tức đạo Phật) đã có trước. Đó là chưa kể sách bài báng
đạo Ki-Tô như Ha Kirishitan (Phá Kiết-lợi-đan, 1662) đã được nhắc
đến bên trên và sách khuyến khích việc niệm Phật nhan đề Nenbutsu
Sôshi (Niệm Phật thảo chỉ, Truyện niệm Phật). Shôsan như thế đã viết
những tác phẩm đáng chú ý và theo nhiều chiều hướng khác nhau