(Thiết Nhãn Đạo Quang, 1630-82), Chôon Dôkai (Triều Âm Đạo Hải,
1626-1695), Tetsugyuu Dôki (Thiết Ngưu Đạo Cơ, 1628-1700).
Tetsugan và Tetsugyuu có những nỗ lực lơn lao trong việc tế bần,
riêng Tetsugan sau trên mười năm làm việc, đã hoàn thành việc phiên
khắc và xuất bản một bộ Địa Tạng Kinh (1668-1681) từ bộ kinh Địa
Tạng thời Vạn Lịch. Bộ kinh của Tetsugan có tên là Hoàng Bá Bản
Đại Tạng Kinh hay Thiết Nhãn Bản Đại Tạng Kinh. Mặt khác Chôon
đã trứ tác Fusô Gobutsushin-ron (Phù Tang hộ Phật Thần luận, 1687)
và và Saijaron (Thôi Tà Luận, 1688) để chống trả những lập luận bài
Phật của hai nhà nho Hayashi Razan (Lâm La Sơn, 1583-1657) và
Kumazawa Banzan (Hùng Trạch Phiên Sơn, 1619-1691). Để giáo hóa
dân chúng, ông lại viết ra các sách như Fusô Sando Kenyoroku (Phù
Tang Tam Đạo Quyền Dư Lục) đề xướng tư tưởng Thần Nho Phật
nhất trí, lại dựa và tinh thần tam giáo nhất trí ấy để biên tập và phát
hành (1675-79) Sendai kuji hongi daiseikyô (Tiên đại cựu sự bản kỷ
đại thành kinh) nhưng với dụng ý đề cao vai trò của Phật giáo (sách
nầy về sau bị coi là ngụy thư nên cấm lưu hành). Tokuô Ryôkô (Đức
Ông Lương Cao) của tông Tào Động đã chịu ảnh hưởng của nó như đã
thấy trong tác phẩm Shinpi Kochuten (Thần bí hồ trung thiên (1708)
của ông.
Chùa Manfukuji của tông Hoàng Bá được mạc phủ bảo bọc như
thế cho nên các lãnh chúa cũng theo gương ấy mà chi viện cho nó. Về
phần nhà chùa, họ nỗ lực trong hoạt động xã hội giáo hóa dân chúng
cho nên công việc truyền đạo dần dần được mở rộng. Con số tháp đầu
trong Manfukuji lên đến 33, trong danh sách chùa chính và chùa chi
nhánh của tông Hoàng Bá ở vùng Yamashiro (phạm vi quanh Kyôto)
cho biết con số các mạt tự của tông lên đến 1413. Từ lúc khai sáng
Manfukuji, nhiều tăng Trung Quốc đến cư trú và tăng Trung Quốc đã
thay phiên nhau giữ chức trụ trì trong một thời gian dài. Do đó,
phương pháp Thiền và niệm Phật mãi đến về sau vẫn duy trì theo
phong cách của nhà Minh.
*Thiền sư Ẩn Nguyên Long Kỳ (Ingen Ryuuki)