của thiền gia nhưng nó đã bị bỏ quên từ khi Nhật Bản chọn phương
thức thiền mật tham vào giai đoạn giữa của thời Muromachi (trong tác
phẩm nhan đề Mukai Nanshin =Vụ hải nam châm hay "La bàn để định
hướng trong biển sương mù" (1672), Chôon Dôkai (Triều Âm Đạo
Hải) đã cực lực lên án lối thiền mật tham). Do đó, hoạt động của Ấn
Nguyên và tăng sĩ "độ lai" đã có hiệu quả đối với công cuộc vận động
phục hưng Phật giáo lúc đó đang chớm lại. Những qui phạm sinh hoạt
chép trong Ôbaku Shingi (Hoàng Bá Thanh Qui) đã ảnh hưởng đến
nghi thức và hành động của các tông phái Thiền. Mô phỏng theo
phong cách của tông Hoàng Bá, các thiền đường đã được đặt ra trong
chùa chiền ở khắp nơi thay thế cho hình thức tăng đường vốn có từ
trước.
Ngày nay, trong các đạo tràng chuyên môn của tông Rinzai (Lâm
Tế Nhật Bản), người ta không theo lối xưa nữa mà tổ chức theo cách
hướng ra phía hành lang ngồi thiền còn việc thụ trai thì ở tại phòng ăn.
Tổ chức như thế cũng vì có ảnh hưởng của tông Hoàng Bá (ngày xưa,
ở trong tông Hoàng Bá, khi đi ngủ thì ai nấy đều phải về liêu xá
(phòng ngủ) của mình). Nếu để mắt đọc một phần qui tắc của chùa
Daijôji (Đại Thừa Tự) được chép lại trong Shôjuurin Shingi (Xương
(?) Thụ Lâm Thanh Qui) của hai tăng Gesshuu Sôko (Nguyệt Chu
Tông Hồ, 1618-1696) và Manzan Dôhaku (Vạn Sơn Đạo Bạch, 1618-
1696), chúng ta sẽ thấy tông Sôtô (Tào Động Nhật Bản) cũng chịu ảnh
hưởng của Hoàng Bá rất mạnh. Tuy nhiên, về sau, Menzan Zuihô
(Diện Sơn Thụy Phương, 1683-1769) và Gentô Sokuchuu (Huyền
Thấu Tức Trung, trụ trì đời thứ 15 của Eiheiji, 1729-1807) đã khởi
xướng một cuộc vận động phục cổ nhằm trở về với các qui tắc cũ.
Cuộc vận động ấy đã để lại dấu vết trong Tăng Đường Thanh Qui
Hành Pháp Sao (1753) của Menzan và Vĩnh Bình Tiểu Thanh Qui
(1805) của Gentô mà ngày nay tông Tào Động Nhật Bản vẫn còn sử
dụng như một điểm tựa cho phương pháp tu hành của họ.
Mọt điểm đặc biệt khác đáng chú ý trong hoạt động của tông
Hoàng Bá các pháp hội gọi là jukaie (thụ giới hội). Từ năm 1663 trở