Ông người tỉnh Phúc Kiến, tương truyền năm mới 10 tuổi đã thấu
hiểu diệu lý của thiên địa tự nhiên nên đầu thân cửa Phật, 23 tuổi thì
đến Phổ Đà Sơn học đạo với Chôon Dôshu (Triều Âm Động Chủ, năm
sinh và mất không rõ). Năm 29 tuổi, xuống tóc theo Giám Nguyên
Hưng Thọ (năm sinh và mất không rõ) ở Hoàng Bá Sơn thuộc Phúc
Châu. Sau khi đi hỏi đạo nhiều nơi, trở lại Hoàng Bá Sơn, chỉ đạo cho
lớp hậu tiến và chỉnh đốn chùa chiền dưới sự chỉ dạy của Phí Ẩn
Thông Dung (1593-1661), cuối cùng, nhận pháp tự của thầy. Trụ trì
nhiều nơi trong một thời gian, đến năm 1646, lại trở về núi cũ và trở
thành trụ trì của Manfukuji. Đến năm 1654, theo sự dàn xếp của Trịnh
Thành Công, mới cùng 30 đệ tử lấy thuyền vượt biển sang Nhật, trụ trì
ở hai chùa Kôfukuji (Hưng Phúc Tự) và Suufukuji (Sùng Phúc Tự) ở
Nagasaki.Về sau, theo lời mời của Ryuukei Sôsen (Long Khê Tông
Tiềm, đến trụ trì Phổ Môn Tự (Fumonji). Năm 1658 lại lên Edo bái yết
shôgun Tokugawa Ietsuna, được sự ngoại viện của nhà chúa và năm
1663, được mời về khai sơn chùa Manfukuji lúc đó mới được dựng
lên. Năm 1673, viên tịch lúc 82 tuổi, được Thiên hoàng Go Mizu-no-o
ban tặng thụy hiệu là Đại Quang Phổ Chiếu Quốc Sư. Trứ tác của
Ingen gồm có Hoàng Bá Sơn Chí (1638) viết lúc còn ở Trung Quốc,
khi sang Nhật rồi thì có soạn Hoàng Bá Hòa Thượng Phù Tang Ngữ
Lục (1664), Hoàng Bá Thanh Quy (1672) vv...Ông là con người độc
lập, có phong thái uy nghi, đã truyền đến Nhật một lối thiền niệm Phật
đặc sắc sau được gọi là Minh triều thiền. Cùng với người đến Nhật
trước ông cách đó không lâu là Đạo Giả Siêu Nguyên (Dôsha Chôgen)
là hai thiền sư đã để lại dấu ấn sâu đậm đối với thiền giới đương thời
và đã đóng góp rất lớn vào công cuộc vận động phục hưng của hai
tông Lâm Tế và Tào Động.
*Ảnh hưởng của tông Hoàng Bá. Vai trò văn hóa của tăng sĩ
Hoàng Bá
Điều làm người ta chú ý nhất nơi thiền sư Ẩn Nguyên cũng như
các tăng sĩ Trung Quốc sang Nhật Bản là họ đã tái lập hình thức tu
hành tập đoàn ở thất đường già lam. Đây là hình thức tu hành cố hữu