LỊCH SỬ THIỀN TÔNG NHẬT BẢN - Trang 163

TIẾT 3:- Tông Học Phát Đạt. Vai Trò Của

Thiền Sư Hakuin (Bạch Ẩn).

*Thiền cuối đời Edo.
Sự bế tắc của chính trị mạc phủ. Văn hóa bình dân thời Kasei

(Hóa Chính)

ị shôgun đời thứ 8 của mạc phủ là Yoshimune (Cát Tông,

tại chức 1716-45), xuất thân từ chi Kishuu (tức bán đảo Kii, thuộc tỉnh
Wakayama và Mie bây giờ) của họ Tokugawa. Ông biết tìm cách sử dụng
nhân tài, chỉnh đốn chế độ tư pháp, kiệm ước và tăng gia thu nhập, thi
hành nhiều chính sách nhằm tái lập sự ổn định của tài chánh mạc phủ và
phiên trấn. Chính quyền của ông đã thực hiện một trong 3 cuộc cải cách
lớn của mạc phủ Edo vào năm Kyôhô (Hưởng Bảo, 1716-45). Sau đó vì
nền kinh tế hóa tệ bị xói mòn và thiên tai liên tiếp, tài chánh của mạc phủ
vốn dựa trên cơ sở nông nghiệp gặp phải nguy cơ. Nó đã dẫn đến hai
cuộc cải cách năm Kansei (Khoan Chính, 17897-93) và Tenpô (Thiên
Bảo, 1841-43). Tuy mạc phủ thường xuyên thực thi những cuộc cải tổ
như thế nhưng kết quả không được bao nhiêu. Dần dần giới samurai chán
nãn mệt mỏi và túng quẫn, tự viện Thiền Tông vốn đóng vai trò hậu
thuẫn cho họ cũng lâm vào cảnh khốn cùng. Hơn nữa thế lực của liệt
cường như Nga, Anh...đã bắt đầu vươn tới, cho dầu chế độ mạc phiên có
vững mạnh đến đâu cũng bắt đầu có triệu chứng dao động. Mặt khác, các
phiên trấn ở miền Nam như Satsuma, Chôshuu, Tosa đã thành công trong
việc cải cách của họ, bắt đầu có tiếng nói trong triều đình.

Bước vào thế kỷ thứ 19, một nền văn hóa bình dân (chônin no

bunka =văn hóa của người kẻ chợ) gọi là văn hóa Kasei (Hóa Chính,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.