của Dôgen, như thế, sự khác biệt giữa tông phong của họ với tông
phong của Lâm Tế là một yếu tố quyết định. Còn tông Lâm Tế thì, từ
đó về sau, để dễ tìm về con đường giác ngộ (satori), họ chỉnh lý các
công án thành một hệ thống và càng ngày càng chú trọng đến việc tự
pháp bằng ấn chứng của sự ngộ đạo (ấn chứng hệ). Hơn nữa, về phía
phái Tào Động, nhân vì quan điểm của Dôgen rõ ràng là phê phán
thiền công án, theo đó, họ xem sự tự pháp bằng "diện thụ" mới là
phương pháp chính (già lam pháp hệ). Và như thế, trong công việc tu
hành, tông Tào Động đặc biệt rất thận trọng trong việc dùng công
án.Ngoài ra, về nghi thức ở tăng đường thì Tào Động theo nghi thức
cổ xưa. Vì họ muốn nỗ lực bài trừ ảnh hưởng của phái Hoàng Bá cho
nên khi tọa thiền hay quay mặt vào vách (trong khi các tăng Hoàng Bá
nhìn ra hành lang) cũng như tổ chức ăn cơm ở tăng đường (trong khi
các tăng Hoàng Bá thụ trai ở trai phòng), và như thế đã sinh ra những
điểm khác nhau đối với cách thức sinh hoạt của tông Lâm Tế.
Nhân vì tông Tào Động không xem việc tìm cho được sự giác
ngộ (satori) là điều quan trọng nên họ chỉ dồn sức vào việc phát triển
học vấn. Ấy là nguyên nhân chính của sự thành hình chế độ gakuryô
hay học liêu: ở Edo có 3 học liêu chính (sangakurin hay tam học lâm):
Sendanrin (Chiên Đàn Lâm, lập ra năm 1592) ở chùa Kichijôji (Cát
Tường Tự, khu Komagome), Shishikutsu (Sư Tử Quật, khoảng năm
1600) ở Seishôji (Thanh Tùng Tự, khu Shiba) và Sengakuji Gakuryô
(Tuyền Nhạc Tự học liêu, khu Takanawa). Trong các học liêu, ngoài
việc truyền thụ kiến thức về kinh điển nhà Phật và sách vở chư tổ còn
giảng về các sách chữ Hán và dạy làm thơ viết văn cũng như xuất bản
tư liệu.
Trong số những học tăng quan trọng của tông Tào Động có hai
thầy trò Shigetsu Ein (Chỉ Nguyệt Huệ Ấn). Katsudô Honkô (Hạt
Đường Bản Quang) đã đóng góp vào việc giáo dục ở Sendanrin (Edo)
và chú thích nhiều kinh điển của tông mình. Ngoài ra phải kể đến
Manjin Dôtan (Vạn Nhận Đạo Đàn) và Kan.u Irin (Cam Vũ Vi Lâm,
1786-1872) đã dựa trên lập trường của tổ Dôgen phê pháp thuyết tam