LỊCH SỬ THIỀN TÔNG NHẬT BẢN - Trang 188

thành nhiệm vụ bức thiết là đào tạo được những tăng lữ biết thích ứng
với hoàn cảnh xã hội mới.

*Cơ sở giáo dục của Thiền Tông
Những cơ sở này đã nối tiếp truyền thống các học liêu thời Edo.

Lý do chúng được thiết lập là vì giáo dục Phật giáo nếu chỉ ở trong
phạm vi tăng đường thôi thì không thể đào tạo nhân tài biết thích ứng
với những đổi thay của xã hội, và nếu như thế, không làm sao chấn
hưng được tông môn. Hơn nữa, tình trạng thời đó còn cho thấy:

1) Nhiều tăng sĩ Phật giáo còn quá thiếu kiến thức phổ thông.
2) Phật giáo không đủ sức đối phó với thế lực Ki-Tô giáo, lúc đó

đã hết bị cấm truyền giáo vì chính phủ không muốn đụng chạm với liệt
cường.

3) Khuynh hướng giáo dục bằng nhà trường đã phổ biến trên

toàn xã hội.

Sau đây xin giới thiệu những mốc thời gian đáng nhớ trong việc

thành lập và phát triển hai đại học Phật giáo tiêu biểu ở Nhật:

1) Đại học Hanazono (Tông Lâm Tế):
Thành lập năm 1872 dưới tên Hannyarin (Bát Nhã Lâm) trong

khuôn viên chùa Myôshinji ở Kyôto. Năm 1903, đổi thành Hanazono
Gakurin (Hoa Viên Học Lâm) và chuyển về trung tâm thành phố
Kyôto. Năm 1911, đổi tên thành Rinzaishuu Daigaku (Đại học tông
Lâm Tế). Năm 1949, lại đổi tên thành Hanazono Daigaku (Đại học
Hoa Viên). Năm 1966, ngoài bộ môn Phật giáo, dạy thêm sử học, quốc
văn và công tác xã hội. Năm 2000, đào tạo đến cấp bậc tiến sĩ về
ngành nghiên cứu Phật giáo.

2) Đại Học Komazawa (Tông Tào Động):
Nguồn gốc xa là học lâm (gakurin) tên Sendanrin (Chiên Đàn

Lâm) của tông Tào Động mở ra trong khuôn viên Kichijooji (Cát
Tường Tự) ở Surugadai thuộc Edo. Năm 1875, ở Seishôji (Thanh
Tùng Tự, khu Shiba, Tôkyô), thiết lập Senmon Hongakkô (Chuyên
Môn Bản Học Hiệu) để đào tạo tăng sĩ Tào Động. Năm 1904, cải danh
thành Sôtô-shuu Daigaku (Đại học tông Tào Động). Năm 1913, dời về

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.