khu Komazawa bây giờ. Năm 1925, được danh hiệu Komazawa
Daigaku theo qui chế đại học. Dạy các môn Phật giáo, Đông phương
học, khoa học nhân văn. Năm 1949, chia làm 3 khoa: Phật (Thiền học,
Văn học Phật giáo) Văn (Triết, Quốc văn, Văn chương Trung Quốc,
Âu Mỹ, Sử Địa, Xã hội học), Kinh Thương. Năm 1964 thêm khoa
Luật. Năm 1969 lại mở khoa Kinh Doanh.
Về sau, tông Lâm Tế chia thành 14 phái (1905), độc lập với bản
sơn. Hiện nay các phái này hợp cùng 2 tông Tào Động và Hoàng Bá
trở thành nền tảng của Thiền Tông Nhật Bản.
Mặt khác, tông Tào Động với nhau cũng có sự đối lập giữa
Eiheiji (Vĩnh Bình Tự) và Sôjiji (Tổng Trì Tự). Năm 1872, tuy là 2
bản sơn nhưng Eiheiji được đặt vào vị trí cao hơn. Sau đó, Sôjiji vận
động để độc lập nhưng không thành.Chức kanchô (quản trưởng) để
kiểm soát các chùa trong tông được hai chùa thay nhau đảm nhận mỗi
năm. Đến năm 1882 lại có qui chế tuyển người trụ trì cho hai chùa
bằng cách công khai. Năm 1895, hai vị đứng đầu hai chùa lập được
thỏa ước kết hợp với nhau làm một và dời cơ quan quản lý tông (tông
vụ sảnh) về Tôkyô. Như thế giáo đoàn Tào Động với hai chùa làm bản
sơn đã được thành lập. Thế nhưng chùa Sôjiji ở Noto (tỉnh Ishikawa)
bị hỏa hoạn thiêu rụi vào năm 1898 nên chùa phải dời về Tsurumi (gần
Yokohama, tỉnh Kanagawa). Ở Noto chỉ còn di tích một "tổ viện".
*Về Lâm Tế thập tứ tông
Tháng 2 năm 1876, phái Hoàng Bá (bản sơn là Manfukuji tức
Vạn Phúc Tự) độc lập với tông Lâm Tế. Sang đến tháng 9, Lâm Tế
Tông bị chia ra làm 9 phái khác nhau: Các phái Tenryuuji (Thiên Long
Tự), Shôtokuji (Tướng Quốc Tự), Nanzenji (Nam Thiền Tự), Kenninji
(Kiến Nhân Tự), Tôfukuji (Đông Phúc Tự), Kenchôji (Kiến Trường
Tự), Engakuji (Viên Giác Tự), Daitokuji (Đại Đức Tự), Myôshinji
(Diệu Tâm Tự). Đến năm 1880 từ Tôfukuji lại đẻ ra phân nhánh là
phái Eigenji (Vĩnh Nguyên Tự), năm 1903, từ Nanzenji lại chẻ ra phái
Hôkôji (Phương Quảng Tự), năm 1905, Buttsuuji (Phật Thông Tự)
tách khỏi Tenryuuji (Thiên Long Tự), cùng năm Kokutaiji (Quốc Thái