Shuken (Việt Khê) thì có những người như Kazan Genko (Hòa Sơn
Huyền Cổ, 1837-1917), còn đệ tử của Imakita Kôsen (Hồng Xuyên)
thì đáng chú ý nhất là Shaku Sôen (Thích Tông Diễn, tức Hồng Nhạc
Tông Diễn, 1859-1919), người đầu tiên đã đem Thiền truyền qua bên
Hoa Kỳ.
Về hệ phái của Takushuu Kosen (Trác Châu) thì dưới trướng của
Sozan Genkyo (Tô Sơn Huyền Kiều) có Razan Genma (La Sơn
Nguyên Ma, 1815-1867). Người nhận pháp tự của Razan là Nakahara
Zenchuu (Trung Nguyên Toàn Trung, tức Đặng Châu, 1839-1925)
được biết nhiều với danh hiệu là Nantenbô (Nam Thiên Bổng). Nhân
vì muốn kiểm tra thực lực của sư gia khắp nơi nên ông mới chủ trương
lối tu thiền vượt ra ngoài phạm vi đạo trường, gọi là dôjô-yaburi (phá
đạo trường). Lại nữa, từ hệ phái Myôji Sôseki (Diệu Hỷ Tông Tích,
1774-1848), lại xuất hiện Toyoda Dokutan (Phong Điền Độc Đam
(Trạm), tức Độc Đam Tạp Tam, 1840-1917). Ông là người đã phục
hưng Kokeizan Eihoji ( Hổ Khê Sơn Vĩnh Bảo Tự) và từng được bổ
nhiệm làm kanchô chùa các phái Myôshinji và Nanzenji.
*Shaku Sôen (Thích Tông Diễn-1859-1919). Người đầu tiên
truyền bá Zen sang Hoa Kỳ
Ông người thôn Takahama tỉnh Fukui. Tên thế tục là Hitose. Năm
12 tuổi đi tu với Okkei Shuken (Việt Khê) ở Myôshinji, sau tham học
ở các chùa Kenninji, Sôgenji (Tào Nguyên Tự, tỉnh Okayama). Năm
1878, nhận pháp tự của Kitaima Kôsen (Hồng Xuyên) ở Engakuji. Sau
khi tốt nghiệp đại học Keiô (lúc ấy là Keiô Gijuku) năm 1887, ông
được Fukuzawa Yuukichi, viện trưởng Keiô, và Yamaoka Tesshuu
(Sơn Cương Thiết Chu, 1836-1888) khuyến khích, mới sang Tích Lan
và Ấn Độ du học. Khi về lại Nhật, ông trụ trì Hôrinji (Bảo Lâm Tự) ở
tỉnh Kanagawa (gồm cả Yokohama bây giờ). Năm 1892, lúc 34 tuổi,
ông sang trụ trì Engakuji và được bổ vào chức kanchô (quản trưởng)
cho những chùa thuộc hệ phái ấy. Năm sau, Fukuzawa Yuukichi lại
giúp đỡ tài chánh cho ông sang Chicago dự đại hội tôn giáo quốc tế.
Ông nhân đấy chu du các nước trước khi theo đường Ấn Độ trở về quê