TIẾT 2:- Chủ Nghĩa Quân Phiệt Và Thiền
*Trận thế chiến thứ nhất (1914-1918) và cuộc đại khủng
hoảng kinh tế (1929)
ăm 1914, biến cố ở Sarajevo đã châm ngòi lửa chiến
tranh, cuốn cả Âu Châu vào thảm họa của trận thế chiến thứ nhất (1914-
1918). Vì đã ký kết một hiệp ước liên minh với Anh, Nhật cũng nhảy vào
vòng chiến và thu hết những quyền lợi mà Đức từng có ở châu Á. Thế
rồi, trong khi mọi cặp mắt đổ vào châu Âu, Nhật thừa thế đòi hỏi Trung
Hoa Dân Quốc, lúc ấy là một nước cộng hòa non trẻ, phải thỏa mãn 20
điều đòi hỏi của họ (nhị thập cá điều yêu cầu) và mưu toan bành trướng
thế lực trên đại lục (1915).
Nhờ có cuộc đại chiến bên trời Tây mà Nhật Bản hầu như độc
chiếm thị trường Trung Quốc và có những hoạt động mạnh mẽ chưa
từng thấy trong mọi lãnh vực từ đóng tàu, vận tải đường biển, điện
lực, luyện thép, kỹ nghệ hóa học, kỹ nghệ tơ sợi. Đặc biệt họ phát triển
kỷ nghệ nặng về hóa học, gia tăng con số công nhân và tập trung dân
chúng về các vùng đô thị.Nhờ sự phồn vinh đó mà từ một nước đi vay
nợ, Nhật trở thành một nước chủ nợ. Sau khi chiến tranh kết thúc,
Nhật lại trở thành nhân viên thường nhiệm của hội đồng hội Quốc
Liên và xác định được vị trí quan trọng của mình trên trường ngoại
giao. Thế nhưng dần dần liệt cường bắt đầu có thái độ cảnh giác đối
với Nhật, nhân vì Trung Quốc lên tiếng phản kháng nên Nhật Bản
cũng phải chuyển qua một thái độ ngoại giao nhân nhượng và cắt bớt
quân bị.