Trong hoàn cảnh như thế, năm 1925, cuộc phổ thông đầu phiếu
đã được thực hiện song song với việc ban hành một đạo luật duy trì trị
an. Điều đó có nghĩa là sự kiểm soát các phần tử xã hội, cộng sản và
vô chính phủ sẽ chặt chẽ hơn trước. Nền dân chủ gọi là "dân chủ thời
Taishô" ( niên hiệu từ 1912-26) đã bị kềm kẹp.
Năm 1931, quân đoàn Kantô (Kantôgun)
phê phán chính sách
hòa hoản của chính phủ. Họ còn tỏ ra coi thường nội các và dàn cảnh
biến cố Mãn Châu (Manshuu jihen). Năm 1932, quân Quan Đông đã
đưa vị hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh là Tuyên Thống Đế Phổ
Nghi (1906-1967) lên ngôi và lập ra Mãn Châu Quốc. Chính phủ
Inukai Tsuyoshi (Khuyễn Dưỡng Nghị) bị lật đổ trong biến cố ngày 15
tháng 5
làm cho chính trị chính đảng đi đến hồi chung cuộc.Nhân vì
Hội Quốc Liên không nhìn nhận Mãn Châu Quốc, Nhật bèn rút ra khỏi
tổ chức này và từ đó càng bị cô lập trên trường quốc tế.
Năm 1936, nổ ra biến cố Ni.niroku
. Cùng năm đó, hiệp ước
phòng vệ hổ tương Nhật-Đức đã được ký kết (qua năm sau minh ước 3
nước Nhật Đức Ý lại được phê chuẩn, sự kết hợp của 3 nước phe trục
càng thêm gắn bó. Năm 1937, biến cố ở Lư Câu Kiều (ngoại ô phía
nam Bắc Kinh) làm cho cuộc chiến tranh Nhật Trung bùng nổ. Năm
1937, lệnh tổng động viên toàn quốc được ban bố. Từ đó chính phủ
ban hành nhiều đạo luật để ép giá cả, hạn chế việc cung cấp gạo, tổ
chức những đoàn thể yêu nước gọi là "báo quốc hội" trong hãng
xưởng.
Năm 1939, quân Đức tấn công Ba Lan, khơi ngòi lửa chiến tranh
ở Âu Châu. Năm 1941, Nhật tuyên chiến với Mỹ và chiến cuộc bùng
nổ trên toàn thế giới (đệ nhị thế chiến). Lúc đầu 3 nước phe Trục
chiếm thượng phong nhưng lần hồi tình huống đã đảo ngược, thành ra
bất lợi cho họ. Năm 1943, Ý đầu hàng, năm 1945, đến lượt Đức và
Nhật hàng phục, quân Đồng Minh giành được thắng lợi.
Từ khi xảy ra biến cố Mãn Châu (cuộc đánh bom ở Liễu Điều
Hồ, 1931), quyền phát ngôn của giới quân sự Nhật Bản tăng mạnh. Họ