hạn với một lập trường tông phái nào đó mà mở rộng tầm nhìn ra toàn
thể Phật giáo. Đặc tính đó ta còn có thể nhìn thấy qua việc thành lập
một hiệp hội thống nhất mang tên Nhật Bản Phật Giáo Học Hội năm
1928.
Tuy nhiên, không phải vì thế mà các tông phái không phát hành
song song thư tịch của họ. Liên quan đến Thiền Tông, chúng ta nhận
thấy có các bộ sách lớn và tiêu biểu như Quốc Dịch Thiền Tông Tùng
Thư (1919-1921)
của tổ chức Quốc Dịch Thiền Tông Tùng Thư
San Hành Hội, Quốc Dịch Thiền Học Đại Thành (1929-30) của Quốc
Dịch Thiền Học Đại Thành Biên Soạn Hội, Tào Động Tông Toàn Thư
(1929-1938) của Tào Động Tông San Hành Hội, Trạch Am Hòa
Thượng Toàn Tập (1928-30) của Trạch Am Hòa Thượng (Takuan)
Hòa Thượng Toàn Tập Biên Tập Hội, Thiền Tông Mục Lục (1928)
của thư viện trường Đại Học Komazawa. Công việc xuất bản này
nhắm mục đích không gì khác hơn là phổ biến tư tưởng Thiền cho
đông đảo đại chúng.
Về những thành quả nghiên cứu về mặt học vấn đạt được trong
giai đoạn này, thì có những nghiên cứu lịch sử Phật giáo như một tổng
thể của nhóm Murakami Senshô (Thôn Thượng Chuyên Tinh, 1851-
1929), người chủ trương tạp chí Phật Giáo Sử Lâm (1894) hay nghiên
cứu về Thiền Tông Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản (1919) của Kohô
Chisan (Cô Phong Trí Xán, 1879-1967), Thiền Học Tư Tưởng Sử
(1923-25) của Nukariya Kaiten (Hốt Hoạt Cốc). Hơn nữa, về lĩnh vực
văn học thì hai quyển Ngũ Sơn Văn Học Tiểu Sử (1906) và Ngũ Sơn
Văn Học Toàn Tập (1906-1915) của Kamimura Kankô (Thượng Thôn
Quang Quan, 1873-1926) cũng là hai tác phẩm đánh dấu được thời đại
này. Khi học vấn hưng thịnh như vậy sẽ thôi thúc các tạp chí chuyên
môn ra đời, cho đến ngày nay nhiều tạp chí vẫn còn tiếp tục hoạt động
như tờ Phật Giáo Nghiên Cứu (bắt đầu từ 1925) , Kỷ Yếu Nghiên Cứu
của Đại Học Komazawa (bắt đầu từ 1931, tuy có đổi tên). Ngoài ra tờ