thần thánh hóa thiên hoàng, đả phá chủ nghĩa tư bản, chính trị chính
đảng cũng như lập trường ngoại giao hòa hoản với thế giới. Thế rồi,
giữa cao trào chủ nghĩa quốc gia cực đoan, họ siết chặt mọi quyền tự
do dân chủ như ngôn luận, học vấn, tư tưởng. Đối tượng của sự đàn áp
này không những trong vòng những ai có khuynh hướng cộng sản và
xã hội mà lan rộng ra cả những thành phần ủng hộ chế độ tự do nữa.
Liên tiếp xảy ra vụ Takikawa (1933)
, vụ "Thiên Hoàng chỉ đóng vai
trò tượng trưng" (1935)
, vụ Yanaihara (1937)
, vụ "Mặt trận
nhân dân"
(1938), vụ Kawai Eijirô (1937-38)
cấm phát hành tác phẩm của Tsuda Sôkichi (1873-1961)
1940. Nhân đó mà trong nhóm những người theo chủ nghĩa xã hội và
cộng sản không chịu nổi áp lực đã thấy xuất hiện những phần tử "hồi
chánh" (tenkô =chuyển hướng) để tiến lại gần với chủ nghĩa quốc gia
cực đoan.
*Thiền trong thời kỳ dân chủ năm Taishô (1912-1926)
Quảng thời gian ngắn ngủi này là lúc Nhật Bản hưởng được tự do
dân chủ có tên là Taishô demokurashi hay thời kỳ dân chủ đời Thiên
Hoàng Taishô. Không khí dân chủ đã giúp cho học vấn được phát
triển, kể cả Phật giáo học, bắt đầu với việc biên soạn, chú thích tư liệu
cơ sở và in ấn kinh sách. Những sách vở được in từ cuối thời Meiji,
đáng kể hơn cả có Đại Nhật Bản Hiệu Đính Đại Tạng Kinh (gọi là
Tạng Kinh Manji
, 1902-1905), Đại Nhật Bản Hiệu Đính Tục Tạng
Kinh (Tục Tạng Manji), Đại Nhật Bản Phật Giáo Toàn Thư (1912-
1922), Đại Chính Tân Tu Đại Tạng Kinh (Đại Chính Tạng, 1924-34),
Vọng Nguyệt Phật Giáo Đại Toàn Thư (1906-1937), Chức Điền Phật
Giáo Đại Toàn Thư (1917)
... Sau giai đoạn đó, Ono Genmyô (Tiểu
Dã Huyền Diệu, 1883-1939) đã bắt đầu xuất bản một phần bộ Phật
Thư Giải Thuyết Đại Từ Điển (1933-78). Cũng đừng quên rằng trước
các bộ sách trên, đã có bộ Đại Nhật Bản Hiệu Đính Súc Khắc Đại
Tạng Kinh (Súc Chế Tạng Kinh) đã ra đời giữa năm 1880 và 1885.
Đáng ghi chú hơn nữa là việc biên tập các bộ sách này không chỉ giới