giả Watsuji Tetsurô (Hòa "Thập"
người thứ ba, nói về một đề tài không dính dáng gì đến giáo đoàn.
Watsuji đã viết quyển sách nhan đề Sa Môn Đạo Nguyên (trong bộ
Nhật Bản Tinh Thần Sử Nghiên Cứu, 1926). Tác giả đã chứng minh
rằng một người như Dôgen, chẳng qua là ông tổ của một tông phái
(Tào Động Nhật Bản) thế mà đã có ảnh hưởng bao trùm lên toàn bộ
lịch sử tư tưởng Nhật Bản. Từ đó, phong trào nghiên cứu về Dôgen đã
trở nên rầm rộ.
Cũng trong thời đại này, người trên thực tế hoạt động nhiều nhất
có lẽ là tăng tông Lâm Tế Yamamoto Genbô (Sơn Bản, Huyền Phong,
1866-1961). Ông trải qua một thơ ấu quá khổ đau nên hầu như mù
chữ. Từ cuộc sống như thế, nhân cách của ông có sức cảm hóa lòng
người cho nên dù mang tư tưởng nào hay thuộc hạng người nào, họ
đều mến mộ ông. Ông đã phục hưng hai chùa Ryuutakuji (Long Trạch
Tự ở thành phố Mishima vùng Shizuoka) và Shôinji (Tùng Âm Tự của
thành phố Numazu bên cạnh), nơi ngày xưa Hakuin đã sống. Năm
1936 lại lập biệt viện của Myôshinji (Diệu Tâm Tự) ở Tân Kinh (tức
Trường Xuân) thuộc Mãn Châu. Thế nhưng càng có uy tín trong xã
hội chừng nào, ông càng bị lôi cuốn vào guồng máy của nó chừng nấy.
Trong những biến cố mở màn cho vụ đảo chính mang tên là Ni.niroku
như các cuộc ám sát Bộ trưởng Tài Chánh Inoue Junnosuke cũng như
vụ ám sát chủ nhân tập đoàn Mitsui là Dan Takuma do tổ chức cực
hữu "uống máu ăn thề" Ketsumeidan (Huyết Minh Đoàn, 1932), nhân
vì chủ phạm Inoue Nisshô (Tỉnh Thượng, Nhật Chiêu, 1886-1967) có
thời đi tu dưới sự chỉ đạo của Yamamoto nên ông bị gọi ra tòa làm
chứng. Thêm một lần nữa, trong vụ án sĩ quan Aizawa Saburô trong
lúc làm việc đã chém chết Thiếu tướng Nagata Tetsuzan (vụ án
Aizawa, 1935)
trong khi thừa hành công vụ nên Yamomoto phải ra
trước vành móng ngựa làm chứng lần thứ hai.
Ngoài ra, trong thời gian này, tông Lâm Tế có một tác phẩm đã
làm chấn động tùng lâm. Đó là Hiện Đại Tương Tự Thiền Bình Luận