Thất Dật Thư (1935). Thêm vào đó, còn có học giả Triều Tiên là Kim
Cửu Kinh (năm sinh và mất không rõ) đã soạn bốn quyển Khương
Viên Tùng Thư (1934), và Cổ Dật Bộ (1932) liên quan đến những
phần thất thoát trong bộ Đại Tạng Kinh tân tu vào năm Tai shô. Ui
Hakuju cũng xuất bản Thiền Tông Sử Nghiên Cứu vào năm 1939.
*Về các văn bản Đôn Hoàng
Đầu thế kỷ 20, có một người đạo sĩ họ Vương, sống và truyền
giáo ở vùng hang động Mạc Cao ở Đôn Hoàng (thuộc tỉnh Cam Túc),
ngẫu nhiên phát hiện một căn phòng bằng đá bị phong kín năm trong
hang số 17 của khu này. Trong căn phòng đó, có nhiều văn bản sách
vở cổ xưa (cũng có một số là sao chép lại) kể từ đời Nam Bắc Triều
cho đến Tống sơ. Khi tin tức đó được tiết lộ ra thì vào năm 1907 đã có
một đoàn thám hiểu người Âu đã đến và đem đi mất những phần quan
trọng. Triều đình nhà Thanh sau mới nhận ra, đã cấp tốc cho bảo quản
phần còn lại và chuyển về Bắc Kinh. Trong khoảng thời gian đó, trong
dân gian có lưu hành một số văn bản khác hình như do Vương đạo sĩ
đã lén giữ lại. Về sau, người Nhật và người Nga còn mang thêm một
số về nước (nhưng phải nói là không thiếu gì đồ giả). Vì những lý do
trên cho nên di sản văn hóa Đôn Hoàng, một cuộc khám phá vĩ đại của
thế kỷ, thành ra chia năm xẻ bảy và giờ đây, được giữ lại ở nhiều nơi
trên thế giới. Những nơi chính là:
1) Thư Viện Hoàng Gia ở London (Anh) có một số do đoàn thám
hiểm của Stein mang về năm 1907.
2) Thư Viện Quốc Lập ở Paris có một số do đoàn thám hiểm của
Pelliot mang về năm 1908.
3) Bảo Tàng Viện Hermitage ở St Peterbourg do Oltenbourg
(phiên âm) đem về năm 1914.
4) Bảo Tàng Viện Bắc Kinh. Ngoài thư tịch về Phật giáo chiếm
đa số còn có sách vở Đạo giáo, các Hán tịch khác, kể cả công văn và
hộ tịch.
Những khám phá ở Đôn Hoàng có ảnh hưởng rất lớn đối với toàn
thể khoa Trung Quốc Học vì nó còn lưu lại phần nào những sách vở đã