người có sức cảm hóa rất lớn.Hai cha con thi hào Fujiwara no Shunzei
và Teika đều muốn nhắm tới những lý tưởng thi ca có phong vị Thiền
Tông như yuugen (u huyền) là vì chịu ảnh hưởng của tông phái ông.
Thơ của hai người bị chê là tối nghĩa, gọi là "thơ ca kiểu Đạt Ma (Đạt
Ma Ca) cũng vì lẽ ấy. Thế nhưng sau khi Nônin đột ngột qua đời, đa
số môn đệ của ông chuyển qua học với Dôgen, sự kiện này sẽ là một
nhân tố quan trọng trong việc hình thành Sôtô-shuu (Tào Động Tông)
do Dôgen đứng đầu.
*Đạt Ma Tông
Tông này là một phái Thiền do Dainichi Nô.nin xây dựng nên.
Chính ra lúc đầu, Nônin theo học phái Tendai (Thiên Thai) nhưng nhờ
đọc các kinh sách từ xưa đã truyền đến Nhật Bản mà một mình ngộ
đạo. Ông trụ trì ở Sanbôji (Tam Bảo Tự) trong vùng Settsu (nay là một
khu trong thành phố Ôsaka) và bắt đầu truyền bá giáo lý nhưng các
môn đồ của chùa Hieizan (phái Tendai) dâng biểu tâu lên xin cấm ông
giảng dạy. Sau đó ông bị tai nạn qua đời, đệ tử là Tôzan Kakuan
(Đông Sơn Giác Án, năm sinh năm mất không rõ) mới thừa kế tông
môn. Tôzan cùng đám môn đệ của tông này như Ejô (Hoài Trang,
1198-1280) lấy ngọn núi Tô no Mine (Đa Vũ Phong) vùng Yamato
(thuộc Nara) làm cứ điểm tiếp tục hoạt động. Thế nhưng chùa của họ
bị nhóm tăng nhân của Kôkuji (Hưng Phúc Tự, tông Pháp Tướng) đốt
phá nên phải bỏ chạy về vùng Echizen (tỉnh Fukui bây giờ). Họ mới
lấy Hajaji (Ba Trước Tự), một cứ điểm của giáo đoàn Tendai chi phái
Hakuzan, làm chỗ dung thân. Sau khi Tôzan Kakuan mất (1241), các
đệ tử trong nhóm như Ekan (Hoài Giám, ? -1251), Giin (Nghĩa Doãn,
1217-1300), Gien (Nghĩa Diễn, ? -1314) mới đi theo Dôgen (Đạo
Nguyên) lúc ấy hoạt động ở Kôjôji (Hưng Thánh Tự) vùng Fukakusa
gần Kyôto (Về phần Ejô (Hoài Trang) thì ông đã nhập bọn với các đệ
tử của Dôgen từ năm 1234 rồi). Kể từ đấy, Đạt Ma Tông hầu như biến
mất. Tuy vậy, cuối thời trung cổ đến mãi gần đây, hãy còn chứng cứ
rằng ở chùa Sanbôji vẫn còn một chi lưu giữ gìn được truyền thống