(Hậu Đề Hồ, thứ 96, trị vì 1318-1339) ban cho thụy hiệu Pháp Đăng
Thiền Sư, Pháp Đăng Viên Minh Quốc Sư. Ông giao lưu rộng rãi với
người thuộc tông Sôtô (Tào Động) như Keizan Jôkin (Oánh Sơn Thiệu
Cẩn, 1268-1325) nên đã đóng một vai trò quan trọng trong việc phái
này tiếp nhận ảnh hưởng Mật Giáo. Đời sau, nhân biết ông thích thổi
nhạc khí làm bằng ống tre gọi là shakuhachi (xích bát), nên tôn làm tổ
của Fukeshuu (Phổ Hóa Tông)
Còn về Tôfuku Enni (Đông Phúc Viên Nhĩ) thì ông người Suruga
(vùng Shizuoka bây giờ), tên thế tục là Heiji (Bình Thị).Xuất gia hồi
mới lên 5, học phái Tendai, năm 18 tuổi thụ giới ở Tôdaiji (Đông Đại
Tự), có đến tham học với Eichô (Vinh Triều) ở Chôrakuji (Trường Lạc
Tự) ở Ueno (tỉnh Gunma). Ông qua bên nhà Tống năm 1235, nhận
pháp tự của Vô Chuẩn Sư Phạm. Đến năm 1241, về nước, được đại
thần Kujô Michiie xin qui y. Năm 1255, đại thần lại mời ông về trụ trì
ở Tôfukuji, chùa của dòng họ mình, lúc ấy mới mở. Kể từ đó, chùa
này chỉ tiếp nhận những trụ trì xuất thân từ môn phái của ông nghĩa là
chùa ấy trở thành "Thánh Nhất Tông Nhất Lưu Tương Thừa Sát" (Đồ
Đệ Viện). Chức shikken là Hôjô Tokiyori và Thiên hoàng Go Saga
(Hậu Tha Nga, thứ 88, trị vì 1242-46) đều tôn kính ông. Ông còn trụ
trì ở các chùa lớn như Jufukuji và Kenninji. Ông để lại những trước
tác như Thánh Nhất Quốc Sư Ngữ Lục, Thánh Nhất Quốc Sư Pháp
Ngữ vv...Nhân vì ban đầu Tôfukuji là một đạo trường để "kiêm tu"
Thiền, Thiên Thai, Chân Ngôn và Luật cho nên ở đấy có thiết lập
những Quán Đính Đường và A Di Đà Đường, những điện đường xưa
nay hầu như chẳng dính líu đến Thiền Tông. Trong hành lang chùa,
không chỉ thấy vẽ hình các thiền tăng mà còn có cả hình ảnh của bát tổ
phái Chân Ngôn cũng như Lục Tổ phái Thiên Thai nữa. Tuy nhiên, về
sau, chùa này đã hoàn toàn trở thành một thiền tự.
Cần nhắc thêm rằng chỉ sau Eisai (Vinh Tây) ít lâu, có một nhân
vật đóng vai trò quan trọng không kém trong việc truyền bá Thiền ở
Nhật Bản. Đó là Shunjô (Tuấn Nhưng, 1166-1227). Ông này, sau khi