ấy mới dựng lên. Daibutsuji sau được đổi tên là Eiheiji (Vĩnh Bình Tự,
1246), ngôi chùa nổi tiếng và là trung tâm bố giáo của tông Tào Động
trên đất Nhật.
Nhân vì Dôgen chủ trương tuyển chọn môn đồ một cách gắt gao
(tinh thần "nhất cá bán cá" nghĩa là chỉ lấy "một hay phân nửa" thôi)
để có một lực lượng tinh nhuệ cho nên lúc đầu giáo đoàn ở Eiheiji chỉ
vỏn vẹn một nhúm người. Thế nhưng sau khi Dôgen mất đi rồi, đệ tử
thừa kế ông ở Eiheiji là Koun Ejô (Cô Vân Hoài Trang) đã nỗ lực
bành trướng cho nên thể chế của giáo đoàn mới lần hồi hoàn chỉnh.
*Eihei Dôgen (Vĩnh Bình Đạo Nguyên, 1200-1253), tông tổ
Tào Động.
Eihei Dôgen (Vĩnh Bình Đạo Nguyên) còn gọi là Dôgen Kigen
(Đạo Nguyên Hy Huyền). Con trai của Nội Đại Thần Kuga no
Michichika (Cửu Ngã Thông Thân) (có thuyết cho cha ông là quan
Dainagon tên là Kuga no Michitomo, Cửu Ngã Thông Cụ, con của
Michichika). Mẹ ông là con gái nhà quí tộc Fujiwara no Tomofusa.
Ông ra đời ở Kyôto. Năm 3 tuổi, bố mất, 8 tuổi, mẹ lại mất. Mới lên
núi Hieizan tu học và năm 14 tuổi thì xuống tóc và thụ giới với tọa chủ
Kôen (Công Viên, năm sinh năm mất không rõ). Trước tiên theo học
Thiên Thai và Mật Giáo, sau hạ sơn đi vân du nhiều nơi. Năm 1217,
vào chùa Kenninji, theo học Myôzen (Minh Toàn). Năm 1223, ông
cùng Myôzen nhập Tống.Ông đến Thiên Đồng Sơn hỏi đạo Vô Tế
Liễu Phái (1149-1224) thuộc phái Đại Huệ tông Lâm Tế. Sau khi du
hành nhiều nơi, ông trở lại tu học ở Thiên Đồng Sơn, giác ngộ và nhận
được ấn khả (1225) của vị trụ trì đến sau là tăng Như Tịnh (Tào Động
Tông, 1162-1227). Năm 1227, về lại Nhật và tu ở Kenninji. Năm
1230, dời đến Anyôji (An Dưỡng Tự) ở Fukakusa (thuộc Yamashiro).
Năm 1233, ông xây lên Quan Âm Đạo Lợi Viện (sau là Kôshôji
=Hưng Thánh Tự) ở đó nhưng sang năm 1243 lại được người hào tộc
địa phương vùng Echizen mời về tu. Năm sau, lập chùa Daibutsuji
(Đại Phật Tự, sau là Eiheiji = Vĩnh Bình Tự) ở Echizen. Kể từ năm
1247, ông đi Kamakura, hội kiến với quan shikken Hôjô Tokiyori rồi