cũng phồn thịnh không kém trước. Mạc phủ Kamakura từng chống trả
nhà Nguyên về mặt quân sự nhưng đến khi cần tiền để trang trải kinh
phí trùng tu Kenchôji, đã cho phép thuyền mậu dịch Kenchôji-bune
sang Tống (1325). Chức Shôgun đầu tiên của Mạc phủ Ashikaga là
Ashikaga Takauji (1305-1358, tại chức 1338-58)
nghe thời lời
khuyên của tăng phái Rinzai (Lâm Tế Nhật Bản) là Musô Soseki
(Mộng Song Sơ Thạch, 1275-1351) gửi thuyền mậu dịch gọi là
Tenryuuji-bune (1342) đi qua Tống kiếm ngân quĩ xây dựng lại
Tenryuuji (Thiên Long Tự). Tăng nhà Nguyên sang Nhật rất nhiều đến
nỗi thời đó, Mạc phủ Kamakura nhiều khi muốn hạn chế. Còn tăng
Nhật Bản nhập Nguyên có đến hơn 200 người, nhiều hơn cả con số
tăng nhập Tống lúc trước. Đến đời Minh, để đối kháng với cướp biển
Wakô (Nụy khấu)
, việc mậu dịch bị giới hạn. Kể từ năm 1404 trở
đi, việc mậu dịch giữa nhà Minh và Mạc phủ Muromachi đổi sang
hình thức kangô bôeki (khám hợp mậu dịch) nghĩa là buôn bán chính
thức có kiểm tra sổ sách và ghép hai mảnh ấn tín (warifu = cát phù)
cho ăn khớp giữa hai cơ quan kiểm soát của nhà nước (nhằm ngăn
chận buôn lậu, cướp biển và mậu dịch tư nhân). Vì lý do đó, việc đi lại
của các tăng lữ trở nên gian nan hơn. Tuy nhiên, mậu dịch Nhật Minh
vẫn phải dựa vào sự trợ giúp của các thiền tăng vì họ giỏi ngôn ngữ,
biết soạn thảo văn bản ngoại giao (quốc thư). Các sứ bộ do Nhật gửi đi
đều có tục lệ sung các thiền tăng vào chức chính sứ hay phó sứ. Việc
viên chính sứ sang nhà Minh (khiển Minh sứ) là thiền sư Liễu Am
Quế Ngộ (1425-1514) khi về nước rồi có chơi thân với Vương Thủ
Nhân (Dương Minh, 1472-1528) và từng được ông này tặng thơ là
một giai thoại khá nổi tiếng. Qua việc họa tăng Sesshuu Tôyô (Tuyết
Chu Đẳng Dương, 1420-1526) vào đất Minh (1467-69), ta thấy việc
các thiền tăng nhập Minh vẫn được tiếp nối lâu dài. Trong đó có
những người như Musho Tokushi (Vô Sơ Đức Thủy, ? - 1429) đã đến
Trung Quốc, nhận pháp tự của Quý Đàm Tông Lặc (1318-91), hoạt
động trong chốn thiền lâm Tứ Xuyên và Hà Bắc trước khi mất ở Bắc