Shiren (Hổ Quan Sư Luyện, 1229-1312), pháp tự của Tôzan Tanshô
(Đông Sơn Đam (Trạm) Nhiên, có lúc theo học Nhất Sơn Nhất Ninh.
Chigotsu Daie (Si Ngột) đã viết Juugyuuketsu (Thập Ngưu
Quyết) để giải thích ý nghĩa thâm sâu (quyết) trong Thập Ngưu Đồ,
trước tác của Khuếch Am Sư Viễn, thiền sư Bắc Tống. Ông cũng có
tác phẩm bằng quốc ngữ kana là cuốn pháp ngữ Koboku-shuu (Khô
Mộc Tập, 1283). Còn Kokan Shiren (Hổ Quan) có thể xem như là
người đầu tiên đã viết đăng sử khi ông thu thập truyện ký các danh
tăng trong Genkô Shakusho (Nguyên Hưởng Thích Thư, 1322). Với
Butsugo Shinron (Phật Ngữ Tâm Luận, 1326), Kokan Shiren đã chú
thích kinh Lăng Già, so sánh Thiền Tông với các tông phái khác và
trình bày tính ưu việt của nó trong Shuumon Jisshô-ron (Tông Môn
Thập Thắng Luận), còn để lại tập thi văn Saihoku-shuu (Tế Bắc Tập)
và biên tu Zengi Gaibun-shuu (Thiền Nghi Ngoại Văn Tập), một cuốn
sách gồm các loại văn như giải nghĩa, thông báo và cáo tế (sớ, bảng, tế
văn) đời Tống (cuốn sách này được xem như khuôn mẫu cho lối hành
văn của Gozan). Ngoài ra, cuốn Bukkoku Kokushi Goroku (Phật Quốc
Quốc Sư Ngữ Lục, 1326) của Kôhô Kennichi (Cao Phong) chép lại
đối thoại giữa ông và Vô Học Tổ Nguyên, là một tác phẩm ghi được
những cuộc vấn đáp có chất lượng cao. Lại nữa, học trò của Enni là
Mujuu Dôgyô (Vô Trú Đạo Hiểu, tức Ichien-bô hay Nhất Viên Phòng,
1226-1312) đã thông báo cho chúng ta về đường hướng hoạt động tôn
giáo đương thời trong Shaseki-shuu (Sa Thạch Tập, "Góp Nhặt Đá
Cát" , 1283), một văn kiện quí báu.
Sau những người nói trên một ít lâu, ba nhân vật khác lại xuất
hiện: Shuuhyô Myôchô
(Tông Phong Diệu Siêu, tức Hottô Kokushi = Đại Đăng Quốc Sư,
1282-1325), Musô Soseki (Mộng Song Sơ Thạch tức Musô Kokushi
=Mộng Song Quốc Sư, 1275-1351) và Keizan Jôkin (Oánh Sơn Thiệu
Cẩn, 1268-1325). Mỗi người đều có cá tính riêng nhưng đã góp phần
cống hiến của mình trong việc xây dựng một hệ thống tư tưởng Thiền