độc đáo của người Nhật. Việc các vị ấy chưa từng ra nước ngoài du
học cũng là một yếu tố đáng chú ý.
Việc xây dựng ba ngôi chùa Engakuji, Nanzenji và Daitokuji
Một khi đã mời các tăng lữ Trung Quốc sang (gọi là toraisô = độ
lai tăng) cũng như chào đón các du học tăng từ bên ấy trở về (gọi là
qui triều tăng = kichôsô), mạc phủ có bổn phận tìm ra nơi ăn chốn ở
để họ có thể chuyên tâm tu hành và truyền đạo. Do đó mới có việc xây
dựng thêm chùa chiền. Ở Kamakura, nơi đã có Kenchôji (Kiến Trường
Tự, 1249), nay cho xây tiếp Engakuji (Viên Giác Tự, 1282), một ngôi
chùa lớn. Người được mời đến khai sơn là Vô Học Tổ Nguyên. Tổ
Nguyên dùng hai chùa này làm địa bàn hoạt động, đào tạo được nhiều
học trò giỏi như Kôhô Kennichi (Cao Phong Hiển Nhật), Ittô Ingô
(Nhất Ông Viện Hào, 1210-81) vv...
*Vô Học Tổ Nguyên (Mugaku Sogen)
Sư người phủ Khánh Nguyên tỉnh Chiết Giang, họ Hứa. Năm 13
tuổi xuất gia dưới trướng Bắc Giản Cư Giản (1164-1246). Sau đó tham
học với Vô Chuẩn Sư Phạm, Thạch Khê Tâm Nguyệt ( ?-1254), Hư
Đường Trí Ngu...Sau đó theo Vật Sơ Đại Quan (1201-68) và Hoàn
Khê Duy Nhất (1202-81) tu hành. Năm 1278 khi Lan Khê Đạo Long
mất, Hôjô Tokimune mới gửi học trò của Đạo Long sang Trung Quốc
để tìm thầy dạy thiền thế vào chỗ khuyết Lúc đầu định mời học trò của
Vô Chuẩn Sư Phạm là Hoàn Khê Duy Nhất nhưng Duy Nhất lại tiến
cử đồng môn của mình là Tổ Nguyên. Đó là cái cơ duyên đưa đẩy Tổ
Nguyên đến Nhật.
Tới nơi, sư được mời trụ trì ở Kenchôji (vào năm 1279), chỉ dạy
môn đệ trong 5 năm trời. Năm 1282, chính quyền Hôjô xây thêm
Engakuji (Viên Giác Tự) và mời ông đến khai sơn. Được ban thụy
hiệu Phật Quang Quốc Sư. Tác phẩm có Phật Quang Quốc Sư Ngữ
Lục.
Về Tổ Nguyên, có một giai thoại nhiều người biết. Đó là câu
chuyện xảy ra năm 1275, lúc ông 50 tuổi và còn ở Trung Quốc. Ông