có lần bị quân Nguyên bắt và sắp sửa đem chém, có đọc một bài "Lâm
kiếm tụng" (Bài tụng lúc đối mặt với lưỡi kiếm) như sau:
乾坤無地卓弧筇
喜得人空法亦空
珍重大元三尺剣
電光影裏斬春風
Càn khôn vô địa trác cô cung,
Hỉ đắc
Trân trọng Đại Nguyên tam xích kiếm,
Điện quang ảnh lý trảm xuân phong.
Ý nói giữa cõi trời đất không một chỗ cắm dùi (cung = cây gậy
để chống). Rằng mình mừng vì đạt đến chỗ không có thân cũng không
có pháp. Ba thước kiếm oai phong của nước Đại Nguyên kia nếu có
chém ta đi nữa thì cũng vô ích như chém vào ngọn gió xuân ở đằng
sau một tia chớp. Nghe nói rằng, tướng nhà Nguyên kinh sợ đạo lực
của ông mà bỏ đi. Qua câu chuyện, người ta có thể nghĩ rằng mạc phủ
đã thêm thắt để nâng cao uy tín của một thiền sư mà họ đã mời từ
nước ngoài về.
Như thế, mạc phủ đã hết sức gắn bó và qui phục Thiền Tông, và
điều này cũng kích thích hoàng tộc. Năm 1291, Thiên hoàng
Kameyama (Qui Sơn, thứ 90, 1249-1305, trị vì 1260-74) dã lập nên
Nanzenji (Nam Thiền Tự) và mời thiền sư Nhật Bản Mukan Fumon
(Vô Quan Phổ Môn) khai sơn. Vì Mukan Fumon qua đời ít lâu sau đó,
đáng lý ra đệ tử bổn tự của ông là Kian Soen (Quy Am Tổ Viên, tức
Nam Viện Quốc Sư, 1261-1313) sẽ nối nghiệp thầy mà tu ở đó. Nhưng
Soen lại tôn trọng ý chỉ của Thiên hoàng Kameyama chỉ muốn mời trụ
trì là người thập phương đến nên mới "bái tháp tự pháp" (xin làm học
trò một vị sư đã chết), trở thành đệ tử của Tổ Nguyên. Nhiều người
không bằng lòng sự dàn xếp như vậy nhưng Thái thượng hoàng Go-
Uda (Hậu Vũ Đa, thứ 91, 1267-1324, trị vì 1274-87) - một đàn việt thế
lực - ra tuyên cáo (gọi là "viện tuyên" vì là chiếu chỉ của viện sảnh)