và sau đó là các đồ tôn trực hệ (nhưng lúc đó gọi là phái Tettô = Triệt
Ông).
Tuy lịch sử thành lập của nó là như thế nhưng Daitokuji chỉ có
một qui mô nhỏ bé nếu đem so sánh với các danh sát trong Ngũ Sơn
(Gozan). Trên thực tế, cho đến cuối đời trung cổ, Daitokuji vẫn chưa
có nổi một cái hattô (pháp đường = chỗ giảng kinh), phải dùng điện
Phật kiêm luôn việc đó. Già lam của chùa có hình dáng trông được
mắt như ngày nay cũng chỉ là chuyện từ đầu thời cận đại về sau mà
thôi.
*Shuuhô Myôchô (Tông Phong Diệu Siêu, 1262-1337) vị quốc
sư 7 năm sống đời khất thực
Ông người vùng Harima (tỉnh Hyogô), tên thế tục là Uragami.
Năm 11 tuổi xuất gia, theo học Thiên Thai và giới luật, sau mới
chuyển qua Thiền. Tham học với Kôhô Kennichi (Cao Phong Hiển
Nhật) tại chùa Jufukuji (ở Kamakura) và nhận được pháp tự. Nhưng
vẫn không thơa mãn, ông tìm đến Nanpo Jômin (Nam Phố Thiệu
Minh), người đã từ Kyushuu thượng kinh theo lời mời của Thái
thượng hoàng Go-Uda (Hậu Vũ Đa, thứ 91, 1267-1324, trị vì 1274-
87). Ông lại cùng Jômin dời về Kenchôji (Kamakura) tu hành và sau
nối được pháp tự của thầy. Khi Jômin chết, ông về Kyôto, theo di
mệnh tôn sư, sống cuộc đời ẩn dật trong nhiều năm rồi ra ở ngoài am
vùng Murasakino. Thượng hoàng Hanazono biết được vời ông làm
thầy. Năm 1325, theo lời yêu cầu của nhóm Cựu Phật Giáo, ông tham
gia với tư cách thiền gia trong cuộc tranh luận với họ ở điện Thanh
Lương (Seiryôden) gọi là "cuộc tranh luận về tông phái năm Seichuu"
(Chính Trung tông luận). Qua cuộc đấu lý, ông tỏ rõ kiến thức sâu xa
làm cho Thiên hoàng Go-Daigo phải kính nễ. Cũng trong khoảng thời
gian này, nhiều đàn việt hâm mộ đạo đức của ông đã tiến cúng tiền
xây chùa, và nhờ thế mà Daitokuji đã thành hình (1326). Thiên hoàng
Go-Daigo đánh giá cao Daitokuji chẳng khác Nanzenji và liệt nó vào 5
chùa Gozan. Thái thượng hoàng Hanozono ban tặng ông danh hiệu
Hưng Thiền Đại Đăng Quốc Sư. Trong đám đồ đệ của ông, ngoài