Cho dù sự thực là Tống Thiền đã tìm được chỗ đứng của mình
trên đất Nhật là nhờ sự đồng thuận của giới samurai mới hưng thịnh và
sự liên kết của Thiền với Mật Giáo, phải nói rằng lúc bấy giờ, các giáo
phái khác như Tịnh Độ Tông, Nhật Liên Tông, Tịnh Độ Chân Tông,
gọi chung là "tân Phật Giáo Kamakura" đều hoạt động mạnh mẻ cả.
Cho nên không thể phủ nhận việc phải có một lý do căn bản khác nằm
ngoài những lý do vừa đưa ra. Để hiểu được vấn đề đó, có lẽ nên quan
sát sự ra đời của Đạt Ma Tông do Đại Nhật Năng Nhẫn (Dainichi
Nô.nin) khai sáng.
Như ta đã nhắc tới trong những trang trước, Dainichi Nô.nin cùng
với Myôan Eisai là hai người được xem như đi tiên phong trong làng
Thiền thời Kamakura và hoạt động của hai ông hầu như tương phản.
Việc Eisai đem Thiền từ Trung Quốc về Nhật có thể là chuyện tình cờ
nhưng đối với Nô.nin thì không phải vậy.Ông là người "vô sư độc
ngộ", nhận ấn khả của thiền sư Trung Hoa là Chuyết Am Đức Quang
chỉ qua lối "hàm thụ", nghĩa là ông phải nhờ đệ tử sang Trung Quốc
du học đem thư trình bày hộ cho. Điều này chứng tỏ rằng ông đã thu
nhận Thiền một cách tự nguyện. Chuyện ông "vô sư độc ngộ" thế nào,
thật không ai nắm rõ. Tuy nhiên, trong tông phái Đạt Ma của ông,
những sách vở được coi như nền tảng là Phá Tướng Luận, Ngộ Tính
Luận, Huyết Mạch Luận (về sau được gọi là Đạt Ma Đại Sư Tam Luận
hay sơ tổ tam luận) thường được in lại.Phá Tướng Luận, còn có tên
Quán Tâm Phá Tướng Luận được xem là một cái tên khác của quyển
Quán Tâm Luận, tác phẩm Thần Tú đã viết, đó là điều chúng ta cần
chú ý. Như vậy, kể từ đời Heian trở về sau, những người đọc kỹ các
văn bản Thiền Tông (như tăng Nô.nin), có thể dựa vào đó để tổ chức
cuộc sống tu hành và tự đưa đường cho mình đến chỗ giác ngộ.
Như vậy, Nô.nin cũng như chư đệ tử đã nhìn thấy được giá trị của
một số văn bản Thiền Tông đến lúc đó vẫn có ít ai quan tâm dù chúng
cũng là sách vở truyền lại tự đời xưa. Phải nói rằng Nô.nin và học trò
đã muốn đi tìm một lối tư duy mới khác với những gì người khác đã
có cho đến bây giờ. Có thể hoàn cảnh chiến tranh liên tục từ cuối đời