Heian (1185) trở đi đã làm cho người Nhật luôn luôn cảm thấy tính
mạng bị đe dọa, nó bắt buộc họ phải đối đầu thường xuyên với vấn đề
sinh tử. Tóm lại, có thể là đến thời điểm này, câu hỏi về lẽ sinh tử, tồn
tại hay hư vô... mà Thiền Tông thường xuyên đặt ra mới mang một ý
nghĩa thiết thân đối với người Nhật hơn trước.
Thế nhưng ít mấy ai hiểu được ý nghĩa của Thiền là triết lý để
giải quyết những vấn đề tâm linh như thế. Trường hợp Thiên hoàng
Kameyama chẳng hạn. Sở dĩ ông quy y với thiền sư Mukan Fumon
(Vô Quan Phổ Môn) là vì muốn hàng phục yêu quái vẫn đến phá quấy
ở điện chùa Senrinji (Thiền Lâm Tự)
mộ thiền tăng vì sức mạnh siêu nhiên của họ do sự tu hành khổ luyện,
rồi hy vọng vào điều đó nên lâu lâu lại nhờ cậy họ tổ chức các buổi
cầu đảo, cúng dường. Sôtô-shuu (tức Tào Động Nhật Bản) từ thời
Keizan Jôkin (Oánh Sơn Thiệu Cẩn) trở đi, nhờ biết đem vào giáo lý
của mình những yếu tố Mật Giáo và tín ngưỡng dân gian mà trở nên
hưng thịnh. Sự thành công của tông phái ấy chỉ là do biết cách đáp lại
lòng mong mỏi của đại chúng mà thôi.
Khó thể nói rằng điều đó thể hiện bản chất của tư tưởng Thiền
Tông, thế nhưng dù rằng đi lệch đường chăng nữa, người ta cũng có
khả năng chấp nhận nó dưới dạng tôn giáo. Ngoài ra, Thiền còn có thể
được quan tâm từ bên ngoài phạm vi tôn giáo. Điều đó có nghĩa là
người đương thời đã xem Thiền như là một yếu tố tiêu biểu cho văn
hóa tiên tiến của Trung Quốc. Nhìn từ góc độ này thì cho dù là kẻ
không có chút tư chất nào để hiểu về tôn giáo hay triết học cũng có thể
bị lôi cuốn bởi sức hấp dẫn của Thiền. Đây là động cơ đã giúp cho
Thiền được phổ cập sâu rộng. Có lẽ chỉ cần nhìn vai trò đảm nhiệm
bởi năm chùa Gozan thời Muromachi thì đã đủ hiểu điều đó.
*Những vấn đề đã lộ diện từ khi Thiền tìm được chỗ đứng
Kể từ lúc Thiền đời Tống du nhập vào, các chùa Nhật Bản cũng
theo khuôn mà tổ chức những buổi thượng đường và vấn đáp. Từ đó
mới thấy xuất hiện các tập ngữ lục ghi chép nội dung những trao đổi ý