LỊCH SỬ THIỀN TÔNG NHẬT BẢN - Trang 62

đỡ người không đọc dược chữ Hán hay giới phụ nữ chứ khó lòng kết
luận các tăng sĩ đã có chủ tâm sử dụng phương tiện ấy một cách tích
cực. Nói tóm lại, tư tưởng của thiền tăng Nhật Bản vào thời ấy chịu
ảnh hưởng rất nặng nề của Thiền nhà Tống, trước sau nó chỉ rập
khuôn chứ không có gì khác.

*"Giả danh pháp ngữ" hay những tập thuyết giáo viết bằng

quốc ngữ kana

Thiền tăng ngày xưa khi muốn trước tác để trình bày điều gì với

bên ngoài thường sử dụng Hán văn. Tuy văn tự kana chỉ được thông
dụng từ thời cận đại về sau mà thôi nhưng khi các vị ấy muốn truyền
đạt cho người thường dân thì họ bắt buộc sử dụng văn tự kana. Những
pháp ngữ bằng kana (giả danh pháp ngữ) viết ra dưới thời Kamakura
và Muromachi còn được truyền lại là:

-Về tông Rinzai (Lâm Tế):Thánh Nhất Quốc Sư Pháp Ngữ của

Tôfuku Enni,Pháp Đăng Quốc Sư Pháp Ngữ của Shinchi Kakushin,
Đại Ứng Pháp Sư Giả Danh Pháp Ngữ của Nampo Jômin, Daitô
Kokushi Kana Hôgo (Đại Đăng Quốc Sư Giả Danh Pháp Ngữ) của
Shuuhô Myôchô, Koboku-shuu (Khô Mộc Tập, 1283) của Chigotsu
Daie, Muuchuu Mondô-shuu (Mộng Trung Vấn Đáp Tập, 1344) của
Musô Soseki, Wadei Gassui-shuu (Hòa Nê Hợp Thủy Tập, 1386)

[20]

và Enzan Kana Hôgo (Diêm Sơn Giả Danh Pháp Ngữ) của Bassui
Tokushô (Bạt Đội Đắc Thắng, 1327-1387), Gaikotsu (Hài Cốt) và
Ikkyuu Kana Hôgo (Nhất Hưu Giả Danh Pháp Ngữ) của Ikkyuu Sôjun
(Nhất Hưu Tông Thuần, 1394-1481).

-Về tông Sôtô (Tào Động): Kômyôzô Sammai (Quang Minh Tạng

Tam Muội) của Koun Ejô (Cô Vân Hoài Trang, 1198-1280), Tôkoku
Kaizan Hôgo (Động Cốc Khai Sơn Pháp Ngữ) của Keizan Jôkin
(Oánh Sơn Thiệu Cẩn), Chishuso ni atafuru hôgo (Dữ Trí Thủ Tòa
Pháp Ngữ, 1336) của Myôhô Sotetsu (Minh Phong Tố Triết), Gazan
Ôshô Hôgo (Nga Sơn Hòa Thượng Pháp Ngữ) của Gazan Jôseki (Nga
Sơn Thiều Thạc).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.