Bản chép tay của các pháp ngữ kể trên đều đã được in ra vào thời
Edo, duy Mộng Trung Vấn Đáp Tập và Hòa Nê Hợp Thủy Tập đã
xuất bản lúc trứ giả hãy còn sống.
Về điểm này phái nhấn mạnh đến tầm quan trọng đặc biệt của
Shôbô Genzô (Chính Pháp Nhãn Tạng)
Nguyên). Sách này viết bằng tiếng Nhật và với một văn thể độc đáo.
Bởi vì tác giả đặt đối tượng độc giả là những người đã xuất gia cho
nên trong nội dung đã triển khai một tư duy triết học ở trình độ cao.
Qua đó ta tìm thấy bản chất con người, cá tính, giá trị quan, cái độc
đáo của tư tưởng tác giả. Đặc biệt, ta thấy trong đó Dôgen đã chỉ trích
mạnh mẻ và nghiêm khắc các quan điểm "Thiền Giáo nhất trí", "Thiền
Tịnh song tu", "Công án Thiền" cũng như đưa ra nhận định độc sáng
của mình về sự giải thích các công án, đặt câu hỏi về bản chất của
Thiền và của Phật Giáo. Chỉ tiếc một điều là Sôtô-shuu, tông phái của
ông, trên con đường phát triển đã không biết phát huy được những ý
tưởng tân kỳ của ông.
*Về Shôbô Genzô (Chính Pháp Nhãn Tạng)
Đây là tác phẩm cơ sở của Dôgen Kigen (Đạo Nguyên Hy
Huyền, 1200-53). Ông đã có nhiều cơ hội giảng pháp và chư đệ tử thu
thập lại trong nhiều tập pháp ngữ khác nhau.Nổi tiếng hơn cả có các
tập Bendôwa (Biện Đạo Thoại), Genjô Kôan (Hiện Thành Công Án),
Ikka Myôju (Nhất Khỏa
Minh Châu), Uji (Hữu Thì), Sansuikyô
(Sơn Thủy Kinh), Busshô (Phật Tính) vv..., Buổi vãn niên, Dôgen có ý
biên tập lại một công trình từ những quyển đó và thêm vào để đạt mục
tiêu là được100 quyển nhưng giữa chừng lại qua đời (ông mất lúc mới
54 tuổi) nên ước vọng không thành. Về sau, các đệ tử đã sắp xếp các
di cảo của ông dưới nhiều hình thức khác nhau, có cái 60, cái 75, cái
83 hay 84 quyển. Thời Edo, các đồ tôn ở chùa Eiheiji (Vĩnh Bình Tự),
nơi ông từng trụ trì, mới biên tập lại 95 quyển và cho in thành bản
Honzan (Bản sơn bản, 1816). Tuy nhiên, trải qua mấy trăm năm bị giữ
kín, nó hầu như không được ai nghiên cứu, học hỏi nên coi như không