nọ, dù là Tào Động Tông hay Thiền Tông. Dĩ nhiên căn bản tư tưởng
Thiền của Dôgen nằm trong sự thể nghiệm cá nhân nhưng mặt khác để
hình thành lý luận đó, ông đã sử dụng cả tư tưởng Tendai (Thiên Thai,
được xem như giáo lý Phật Giáo tiến xa nhất ở Nhật) lẫn thiền công án
của Thủy Giác Môn
(hệ chủ lưu của Thiền Trung Quốc), hai
phương pháp vốn hoàn toàn đối nghịch, cũng như tư tưởng mặc chiếu
thiền...như những nhân tố. Nhìn vào đó, ta thấy rằng tuy trong hệ tư
tưởng Thiền nhà Tống và trong lịch sử tư tưởng Nhật Bản, hãy còn có
nhiều vấn đề cần bàn cãi, nhưng phải nhìn nhận Dôgen đã tìm ra một
quan điểm độc đáo khi biết vượt lên trên những mâu thuẫn phía dưới
. Dĩ nhiên, với con mắt của người ngày nay, ta khó lòng khẳng định
là lập luận của ông không có vấn đề nhưng khi đọc tác phẩm của
Dôgen, ta đánh giá được ông là một nhà tư tưởng nghiêm túc, tinh tế
mà cách suy nghĩ hiện thực ấy 700 năm sau vẫn còn hết sức gần gũi
với chúng ta.
*Hệ phổ Thiền Nhật Bản (1)
a- Chi lưu Myôan Eisai (tăng Nhật Bản du học Trung Quốc):
1 Myôan Eisai
(Minh Am Vinh Tây) - 2 Eichô (Vinh Triều) -
3 Zôsô Ryôyo (Tàng Tẩu Lãng Dự) - 4 Jakuan Jôshô (Tịch Am
Thượng Chiêu) - 5 Ryuuzan Tokken (Long Sơn Đức Kiến) - 6 Tenshô
Ichirin (Thiên Tường Nhất Lân) - 7 Kôsai Ryuuha (Giang Tây Lưu
Phái). Đồng 2 Taikô Gyôyuu (Thái Canh Hành Dũng), 2 Myôzen
(Minh Toàn).
b- Chi lưu Shinchi Kakushin (tăng Nhật Bản du học Trung
Quốc):
1 Shinchi Kakushin (Tâm Địa Giác Tâm) - 2 Kyôô Unryô (Cung
Ông Vận Lương) - 3 Zetsugan Unki (Tuyệt Nham Vân Kỳ). Đồng 2
Kôzan Jishô (Cao Sơn Từ Chiếu). Đồng 2 Kohô Kakumyô (Cô Phong
Giác Minh) - 3 Bassui Tokushô (Bạt Đội Đắc Thắng) - 4 Shun.ô
Reizan (Tuấn Ông Lệnh Sơn) , đồng 4 Kessô Jigen (Kiệt Tẩu Tự
Huyền) - 5 Zettsugaku So.nô (Tuyệt Học Tổ Năng). Đồng 3 Jiun Myôi