phương đứng đầu mà thôi nhưng đến khi Zekkai Chuushin (Tuyệt Hải
Trung Tân, 1336-1405) đến trụ trì thì vì Yoshimitsu quá tín nhiệm
ông, chùa đã đổi qui chế để cho một phái của Muusô được tương thừa
(thập phương trụ trì chế đổi qua đồ đệ viện chế).
Thập phương trụ trì chế (Jippô juujisei) và Đồ đệ viện
(Tsuchi.en)
Theo chế độ thập phương trụ trì, không được ủy thác một ngôi
chùa cho môn phái của người khai sơn mà tuyển chọn chức trụ trì từ
trong đám tăng sĩ thập phương, bất luận môn phái nào. Ngược với nó
là chế độ đồ đệ viện. Ngôi chùa nào chỉ do người cùng một môn phái
(nhất lưu đồ đệ) đời đời thay nhau trụ trì được gọi là "nhất lưu tương
thừa sát". Chế độ thập phương trụ trì đã được áp dụng ở các chùa nhà
nước (quan tự) bên Trung Quốc, và cùng với qui chế ngũ sơn, đã được
du nhập vào nước Nhật. Nó được chấp hành nghiêm chỉnh dưới thời
Kamakura. Ở Nanzenji, ngôi chùa do Thiên hoàng Kameyama thiết
lập, chế độ này cũng được tuân thủ.Thế nhưng Tôfukuji (Đông Phúc
Tự), tiếng là ngôi chùa được liệt vào ngũ sơn nhưng vì còn là chùa
riêng của dòng họ Fujiwara nữa nên đã được họ đó ủy thác như đồ đệ
viện của môn phái Tôfuku Enni (muốn làm trụ trì phải có văn thư của
gia đình quan sesshô-kampaku tức người họ Fujiwara (gọi là
migyôsho (ngự giáo thư)) lẫn mệnh lệnh của Thiên Hoàng cho phép
(gọi là kujô (công thiếp).Theo tiền lệ đó, việc trụ trì chùa Shôkoku kể
từ đời Zekkai cũng được giao phó cho mỗi đồ đệ viện của Muusô.
Riêng các chùa danh tiếng như Kenchôji, Engakuji, Nanzenji tương
đối còn duy trì mãi đến về sau chế độ thập phương trụ trì nhưng ý thức
về chùa của môn phái khai sơn cũng bắt đầu để lại dấu ấn trong đầu
các tăng sĩ qua hình thức các tacchyuu (tháp đầu)
thức đồ đệ viện của những môn phái nổi tiếng. Hơn nữa, đối với nhiều
chùa nằm trong thập sát, người trụ trì tuy tiếng là có gốc thập phương
nhưng trên thực chất có khi chỉ là người của đồ đề viện. Nói chung, ở
Nhật, chế độ thập phương trụ trì không được áp dụng đến nơi đến