chốn.Hơn thế, sự liên hệ giữa các chùa do nhà nước dựng ra (quan tự)
và các đồ đệ viện có ý nghĩa rất thâm sâu, ví dụ trường hợp của
Daitokuji (Đại Đức Tự). Lúc đầu, Daitokuji có liên quan mật thiết với
hoàng tộc, chùa này được thiên hoàng Go Daigo và thái thượng hoàng
Hanazono khoán cho đồ đệ viện của Shuuhô Myôchô trụ trì. Thế
nhưng đến năm 1386, chùa được phong làm một trong thập sát cho
nên muốn làm trụ trì không những phải có sắc chỉ của triều đình mà
còn phải có giấy phép của mạc phủ nữa. Một ngôi chùa tìm cách trở
thành chùa nhà nước (quan tự) là vì muốn duy trì tự viện, nhưng nay
nếu tuân thủ luật lệ thì phải mời người phái khác về làm trụ trì.Đặc
biệt shôgun Ashikaga Yoshimochi (Túc Lợi Nghĩa Trì, tại chức 1394-
1423) tỏ ra muốn khuyến khích việc này cho nên để tránh bị bẽ mặt,
người trong chùa phải cam đành mời một đồ đệ phái Đại Ứng, một chi
lưu gần gũi với họ, về làm trụ trì. Thiền sư Yôsô Sôi (Dưỡng Tẩu
Tông Hi, 1376-1458)vì không chấp nhận nỗi chế độ này nên đã đệ đơn
xin mạc phủ cho chùa mình thoát ly khỏi hệ thống quan tự.Ông may
mắn được chấp nhận và từ đó chức trụ trì của chùa mới trở về với đồ
đệ viện của phái Đại Đăng của Đại Đăng Quốc Sư Tông Phong Diệu
Siêu (Daitô-ha của Daitô Kokushi Shuuhô Myôchô).Từ đó, Daitokuji
đã có một đường lối riêng khác với các chùa Gozan (Ngũ Sơn Nhật
Bản), và nhờ đó có dịp bành trướng ảnh hưởng từ đời Sengoku (Chiến
Quốc Nhật Bản, 1467-1568) cho đến đầu thời cận đại (cuối thế kỷ 16,
đầu 17).
Đến cuối đời Kamakura,người Nhật đã mô phỏng chế độ "quan
tự" của nhà Tống mà đặt ra ngũ sơn. Sau cuộc trung hưng thời
Kemmu bước qua giai đoạn Nam Bắc Triều, chế độ này dần dần thành
hình. Đến khi Tướng Quân Yoshimitsu lên cầm quyền thì sự phân biệt
ngũ sơn (gozan), thập sát (jissetsu) và chư sơn (shozan) đã rõ. Những
ngôi chùa có tiếng từ thời Kamakura như Kenninji, Kenchôji,
Tôfukuji, Engakuji, Nanzenji cũng như các chùa được họ Ashikaga
cho dựng lên sau này như Tenryuuji, Shôkokuji đều nằm trong thể chế
này.Sau khi đã lập ra được hệ thống ngũ sơn thập sát như các quan tự