(Tướng Quốc Tự) được dựng xong thì Kamakura và Kyôto, mỗi vùng
đều có Ngũ Sơn riêng. Trên tất cả 10 chùa ấy là Nanzenji.
Ngũ Sơn chi thượng: (Kyôto): Nanzenji (Nam Thiền Tự).
Ngũ Sơn đệ nhất:
(Kyôto): Tenryuuji (Thiên Long Tự), (Kamakura): Kenchôji
(Kiến Trường Tự).
Ngũ Sơn đệ nhị:
(Kyôto): Shôkokuji (Tướng Quốc Tự), (Kamakura): Engakuji
(Viên Giác Tự).
Ngũ Sơn đệ tam:
(Kyôto): Kenninji, (Kiến Nhân Tự): (Kamakura): Jufukuji (Thọ
Phúc Tự).
Ngũ Sơn đệ tứ:
(Kyôto): Tôfukuji (Đông Phúc Tự), (Kamakura): Jôchiji (Tịnh
Trí Tự).
Ngũ Sơn đệ ngũ:
(Kyôto): Manjuji (Vạn Thọ Tự), (Kamakura): Jômyôji (Tịnh
Diệu Tự).
Thể chế sau hoàn thành vào năm 1386. Nhân vì Nanzenji được
xem tương đương với Dairyuushô Shuukeiji (Đại Long Tường Tập
Khánh Tự) bên Trung Quốc nghĩa là ngôi chùa đặt lên hàng cao nhất
cho nên người trụ trì được chọn đến ở đó phải từng là một trụ trì của
chùa Ngũ Sơn. Vào đời Edo, có tập quán là người trụ trì Kenchôji
trong tương lai sẽ được cất nhắc lên thành trụ trì Nanzenji. Chỉ đến đời
Meiji (1868 về sau), sự ngăn cách về thứ bậc giữa các chùa Ngũ Sơn
mới hoàn toàn mất đi. Ngoài ra lại có chuyện Manfukuji, một trong
ngũ sơn Kyôto, vì bị hỏa tai cho nên vào năm 1434 đã được chuyển
vào khuôn viên của Tôfukuji, trở thành một "tháp đầu" (tacchuu) của
chùa ấy tuy danh nghĩa Ngũ Sơn của nó hãy còn đó.
Nếu Ngũ Sơn tập trung ở hai vùng Kyôto và Kamakura thì thập
sát được rãi ra trên toàn quốc. Tuy với thời gian có sự thay đổi nhưng
nếu tính vào thời điểm năm 1379 thì thập sát là những chùa sau: