ở Trung Quốc rồi, người ta bắt đầu đặt ra những phép tắc giống như
bên ấy ví dụ chế độ thăng tiến của các thiền sư. Có điều là ở Nhật Bản,
ý thức về môn phái và tông phong rất mạnh cho nên một môn phái
thường tiếp nối nhau trụ trì ở tự viện mà mình có nhiều ảnh hưởng. Do
đó con đường thăng tiến trong một ngôi chùa Trung Quốc và một ngôi
chùa Nhật Bản không thể đánh giá cùng một kiểu được. Vào thời đó,
các thiền tăng Nhật Bản hãy còn sống trong thế giới của tùng lâm,
vượt lên trên khuôn khổ nhà nước.
*Nhân nói về ngũ sơn thập sát Nhật Bản
Chế độ Ngũ Sơn bắt đầu được du nhập vào Nhật là do Hôjô
Sadatoki (Bắc Điều Trinh Thì, con trai Tokimune) dưới thời
Kamakura. Về sau, Thiên hoàng Go-Daigo mang nó áp dụng cho
Kyôto. Đến đời Muromachi, sau khi Tenryuuji đã xây cất xong, vào
năm 1341, cách xếp đặt Ngũ Sơn là như sau đây:
Ngũ Sơn đệ nhất:
(Kamakura): Kenchôji (Kiến Trường Tự), (Kyôto): Nanzenji
(Nam Thiền Tự).
Ngũ Sơn đệ nhị:
(Kamakura): Engakuji (Viên Giác Tự), (Kyôto): Tenryuuji (Thiên
Long Tự).
Ngũ Sơn đệ tam:
(Kamakura): Jufukuji (Thọ Phúc Tự)
Ngũ Sơn đệ tứ:
(Kyôto): Kenninji (Kiến Nhân Tự)
Ngũ Sơn đệ ngũ:
(Kyôto): Tôfukuji (Đông Phúc Tự).
Chuẩn Ngũ Sơn:
(Kamakura): Jôchiji (Tịnh Trí Tự)
Sau đó Tướng Quân Ashikaga Yoshiakira (Túc Lợi Nghĩa
Thuyên, tại chức 1358-67) nâng cấp chùa Jôchiji ở Kamakura lên hàng
Ngũ Sơn và đặt nó vào cùng một vị trí với Manfukuji (Vạn Phúc Tự) ở
Kyôto. Đến đời Yoshimitsu (tại chức 1368-94), lúc chùa Shôkokuji