1) Tôjiji (Đẳng Trì Tự, Kyôto).
2) Zenkôji (Thiền Hưng Tự, Sagami, Kamakura).
3) Shôfukuji (Thánh Phúc Tự, Chikuzen, Fukuoka).
4) Tôshôji (Đông Thắng Tự, Sagami)
5) Manjuuji ( Vạn Thọ Tự, Sagami)
6) Chôrakuji (Trường Lạc Tự, Ueno, Gunma).
7) Shinnyoji (Chân Như Tự, Kyôto).
8) Ankokuji (An Quốc Tự, Kyôto).
9) Manjuuji (Vạn Thọ Tự, Hôgo, Oita).
10) Seikenji (Thanh Kiến Tự, Suruga, Shizuoka).
Thế nhưng đến lúc đó lại có thêm chế độ "chuẩn thập sát"
(junjissetsu) tức thập sát thứ yếu và 6 ngôi chùa như Rinsenji (Lâm
Xuyên Tự) ở vùng Kyôto đã được liệt vào hạng này. Tiền lệ này tạo ra
việc "thập sát" không cần dừng lại ở con số 10. Trên thực tế, con số 10
đó không còn ý nghĩa gì nữa. Như ta sẽ dần dần nhận ra, kể từ năm
1386 trở về sau, trên toàn quốc nhưng đặc biệt ở vùng Kamakura, mỗi
nơi đã có những qui định khác nhau. Điều đó làm cho đến cuối đời
trung cổ
, con số đó lên đến trên 60 và những ngôi chùa cấp dưới gọi
là "chư sơn" còn nhiều hơn nữa. Chư sơn cuối thời trung cổ đã có tới
230 chùa. Trụ trì Ngũ Sơn gọi là tôdô (đông đường), trụ trì thập sát và
chư sơn gọi là seidô (tây đường). Như thế, con số chùa nhà nước
(quan tự) đã tăng lên với một nhịp điệu nhanh chóng bởi vì một mặt,
nhờ tổ chức như thế mà mức thu nhập của mạc phủ được bảo đảm và
chư tăng lại được thêm danh dự. Hai bên do đó đều có mối lợi riêng.
Tuy nhiên, các chùa phái Gozan (Ngũ Sơn Nhật Bản) nhưng không đạt
được danh hiệu "quan tự" cũng không phải là ít. Con số ấy được suy
định có đến cả nghìn. Cũng cần chú ý là vào thời ấy còn đặt ra các
chùa sư nữ gọi là "Ni Ngũ Sơn" ở vùng Kyôto và Kamakura.
*Liên hệ giữa Mạc phủ Muromachi và phái Gozan (Ngũ Sơn
Nhật Bản)