Lúc đầu, Mạc phủ Muromachi đặt ra Zenritsu-kata (Thiền Luật
Phương
), một tổ chức có mục đích kiểm soát tổ chức và nhân sự
Thiền Tông và Luật Tông. Đến năm 1379, để đưa phái Ngũ Sơn vào
khuôn khổ, shôgun Yoshimitsu lại lập chức "tăng lục"
Shunnoku Myôha (Xuân Ốc Diệu Ba) vào địa vị này. Năm 1382, chức
đó được dành cho người của Rokuon.in (Lộc Uyển Viện) với tư cách
"tháp đầu" của chùa Shôkokuji (Tướng Quốc Tự) (về sau đây là nơi có
đặt tháp cho Yoshimitsu). Nhân vì viện chủ Lộc Uyển Viện kiêm
nhiệm chức tăng lục cho nên ông ta được gọi là Rokuon Sôroku (Lộc
Uyển Tăng Lục). Ông sẽ là người có khả năng nâng cấp một ngôi chùa
lên hàng quan tự, giữ độc quyền cấp kujô (công thiếp), một loại công
văn (kumon) bổ nhiệm chức trụ trì cho một quan tự cũng như tuyển
chọn người điền vào chức đó. Ông còn là người kiểm soát sự tu hành
và qui chế sinh hoạt trong chùa, trông coi an ninh cho khu vực nhà
chùa, tài phán những cuộc tranh chấp cũng như soạn thảo văn thư
ngoại giao.
Về sau, trong thư viện của Rokuon.in - gọi là Inryôken (Âm
Lương Hiên) hay Hiên Bóng Mát - có đặt chức tăng sĩ thường trực gọi
là Inryôkenshuu (Âm Lương Hiên Chủ) hay Inryôshôku (Âm Lương
Chức). Vì người này còn giữ nhiệm vụ liên lạc với shôgun cho nên
ông ta trở thành người phụ tá cho chức sôroku luôn. Dần dần
Rokuon.Sôroku nắm thực quyền và minh định được chỗ đứng của
mình. Chức Rokuon Sôroku hầu như được các thiền tăng phái Muusô
(của Mộng Song Sơ Thạch) đảm nhận, còn như Inryô-shoku thì phần
lớn là đồ tôn của phái Issan (của Nhất Sơn Nhất Ninh). Các chức nói
trên đã để lại nhiều cuốn nhật ký tức là loại Rokuon Nichiroku (Lộc
Uyển Nhật Lục) và Inryôken Nichiroku (Âm Lương Hiên Nhật Lục)
mà trong đó, nổi tiếng nhất là Kuuge Nichiyô Kuufushuu (Không Hoa
Nhật Dụng Công Phu Tập) của Gidô Shuushin (Nghĩa Đường Chu
Tín) và Gaun Nikkenroku (Ngọa Vân Nhật Kiện Lục) của Zuikei