LỊCH SỬ THIỀN TÔNG NHẬT BẢN - Trang 8

thiết với Thiền Tông. Ngày nay ở Shôsôin (Chính Thương Viện)

[8]

chúng ta còn có thể thấy một số văn kiện chú thích kinh văn (gọi là
"truyện") như sau:

1 - (Truyện) Lăng Già Kinh Sớ, 5 quyển, do Bồ Đề Đạt Ma soạn.
2 - (Truyện) Lăng Già Kinh Khoa Văn (hay Lăng Già Kinh Khai

Đề Văn) 2 quyển, do Bồ Đề Đạt Ma soạn.

3 - (Truyện) Quan Thế Âm Kinh Tán, 1 quyển, do Kim Cương

Tạng Bồ Tát soạn.

4 - (Truyện) Kim Cương Bát Nhã Kinh Chú, 1 quyển, Kim Cương

Tạng Bồ Tát soạn.

Dĩ nhiên tên tuổi của các soạn giả đều là "giả thác" (bề ngoài) mà

thôi nhưng nhìn qua tên tuổi các "soạn giả giả thác" đó cũng như nội
dung các cuốn "truyện" nói trên, thì hầu như không còn gì để ngờ vực
nữa, đây chính là sáng tác của giáo đoàn Thiền Tông buổi đầu. Có
chăng chỉ là chút nghi vấn chung quanh việc ai đã mang nó về Nhật
thôi. Theo Ômi no Mifune (Đạm Hải Tam Thuyền, 722-785), quí tộc
và văn nhân thời Nara trong "Tống Giới Minh hòa thượng trạng" của
ông, thì Kim Cương Bát Nhã Kinh Chú đã được Kashiwa no
Omidaikyuu (Thiện Thần Đại Khâu, người sống giữa thế kỷ thứ 8)
cùng với sứ bộ nhập Đường năm 752, khi về nước năm 753 đã mang
theo nó cùng với tập Thích Ma Kha Diễn Luận

[9]

. Thế nhưng về 3

tập kia (Lăng Già Kinh Sớ, Lăng Già Kinh Khoa Văn, Quan Thế Âm
Kinh Tán) thì không ai biết rõ. Theo văn thư thông tin của Shôsôin thì
tổ bản của các bản ấy đều được bảo tồn trong một bộ sưu tập có tên là
"Tây Trạch bản" (Nishizawa-ban) cho nên có thể phỏng đoán chúng
đã được một nhân vật nào đó đem về cùng lúc. Nhân vật đó là ai thì
không rõ nhưng xác xuất người ấy chính là Đạo Tuyền cũng rất lớn.

Ngoài ra trong trước tác của Saichô cũng đã nhắc đến nhiều các

tên sách nhưng đáng kể hơn cả có lẽ là:

5 - Đàm Lâm Tập Nhị Nhập Tứ Hạnh Luận do Bồ Đề Đạt Ma

soạn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.