Qua tính cách của sách ấy, có thể nghi rằng đây là trước tác mà
Đạo Tuyền đã đem qua Nhật, truyền cho Gyôhô rồi đến Saichô. Trong
Bodai Shingi Yômon (Bồ Đề Tâm Nghĩa Yếu Văn, 997), một quyển
sách ra đời sau thời Saichô, tăng Genshin (Nguyên Tín, 942-1017) đã
trích dẫn một trước tác khác đến từ Trung Quốc, đó là:
6 - Lăng Già Sư Tư Ký do Tịnh Giác (683-750?) soạn.
Đây lại là một tác phẩm thuộc hệ Thiền Bắc Tông và có thể cũng
đã đến Nhật theo lộ trình như trên.
Trong những tác phẩm trên đây, chỉ có Nhị Nhập Tứ Hạnh Luận
dương như đã có trước khi pháp môn Đông Sơn thành hình, còn kỳ dư
đều được xem là thuộc hệ Thiền Bắc Tông. Chúng không còn được
bảo tồn nguyên vẹn và quả là đáng tiếc vì khi đọc, ta không sao nắm
được đầy đủ nội dung. Dù thế nào đi nữa, điều chắc chắn là vào thời
Nara, nghĩa là giữa thế kỹ thứ 8, ở Nhật đã sở hữu rất nhiều văn kiện
liên quan đến Thiền Tông.
Vấn đề đặt ra ở đây là thời ấy, người trong nước đã tiếp nhận
những văn kiện đó với thái độ nào. Về ba quyển Lăng Già Kinh Sớ,
Lăng Già Kinh Khoa Văn và Quan Thế Âm Kinh Tán chẳng hạn, theo
tài liệu của Shôsôin cho biết thì đã có nhiều lần chúng được cho mượn
ra ngoài để người ta sao chép lại. Đặc biệt hai cuốn Lăng Già Kinh Sớ
và Lăng Già Kinh Khoa Văn đã được một học tăng tên gọi Kyôrin
(Giáo Luân) dùng như tài liệu tham khảo khi đi giảng về kinh Lăng
Già. Thế nhưng, vấn đề là nội dung của những cuốn kinh ấy có ảnh
hưởng đến mức độ nào đối với giới trí thức và tôn giáo đương thời thì
hãy còn là nghi vấn. Lại nữa, theo Ômi no Mifune
Cương Bát Nhã Kinh Chú cũng từng bị người ta công kích, cho là vật
ngụy tạo nên hầu như không ai đem ra sao chép. Còn Nhị Nhập Tứ
Hạnh Luận và Lăng Gia Sư Tư Ký thì trước khi được Saichô và
Genshin nhắc đến, không thấy ai sử dụng chúng bao giờ. Nói tóm lại,
cho dù các truớc tác về Thiền có lưu truyền đây đó nhưng không thấy
phong trào muốn tìm hiểu về chúng, ít nhất là người ta chưa hề nhận