cho quan tự, là một bằng chứng rõ ràng. Ở Trung Quốc, thật khó lòng
thực hiện được điều đó. Đặc điểm này cho ta thấy Thiền Tông đã quay
về với truyền thống Phật Giáo thời Heian, trong một nước Nhật mà
quan hệ giữa thầy trò và môn phái được coi trọng, các chùa chiền hồi
đó xem việc trò nối nghiệp thầy là một việc bình thường và hợp lý
Nếu đó là bản sắc của người Nhật, đương nhiên nó cũng ảnh
hưởng đến cả hai chùa lớn ở Kyôto và Kamakura là Nanzenji và
Kenchôji vốn chọn chế độ "thập phương trụ trì". Những vị trụ trì trong
các chùa Gozan thường sống ở các am dựng trong khuôn viên chùa
(am cư) và sau khi họ chết đi rồi, họ vẫn còn "hiện diện" mãi mãi dưới
hình thức "tháp viện" (tôin) (còn gọi là tacchuu = tháp đầu). Các tháp
viện ấy có chức năng điểm tựa tinh thần cho các đồ đệ trong môn phái
của họ. Trong những chùa nổi tiếng, chùa nào cũng đầy dẫy tháp đầu
của các danh môn. Trong mỗi tháp đầu lại thường có mộ tháp của
người khai sơn ra tháp đầu, chiêu đường (shôdô) để hành lễ cúng tế,
khách điện (kyakuden), nhà kho, thư viện, cổng vào...Trung tâm sinh
hoạt của thiền tăng đã di chuyển từ bản tự (thất đường già lam) về tháp
đầu. Nếu già lam (chùa) xây dựng theo lối Thiền Tông (Zenshuu-yô)
nghĩa là kiến trúc đời Tống (vì kiến trúc đã theo chân Tống Thiền vào
đất Nhật) thì tháp đầu xây dựng theo kiểu thuần Nhật (Wa-yô) gọi là
"nhà kiểu thư trai" (shoinzukuri = thư viện tạo)
, vô cùng thích hợp
với lối sống của người Nhật.
Thế nhưng, một khi "tháp đầu" phát triển, nó kéo theo sự suy
thoái của già lam. Con số tháp đầu cứ thế mà tăng lên trong khi già
lam thì chậm trễ trong việc tu sửa nhất là khi hành lang hay tăng
đường bị hỏa hoạn, việc tái thiết thường gặp nhiều khó khăn.Việc tu
hành tập thể ở tăng đường hầu như không ai làm nữa, nơi này dần dần
mất ý nghĩa tồn tại. Người trong chùa có gặp nhau đông đủ thì cũng
chỉ vào dịp cần cử hành một nghi thức nào đó ở phật điện hay pháp
đường. Một khi sinh hoạt đã Nhật hóa thì tư tưởng cũng Nhật hóa
theo, nghĩa là sẽ dẫn đến khuynh hướng thiền mật tham (missan-zen).