đối với nhà chùa như khai sơn chẳng hạn và là chỗ được xây cất vĩnh
viễn. Đây là nguồn gốc của tháp đầu cung cách đặc biệt Nhật Bản.
Điều đó có nghĩa là sau khi một thiền sư ra ở am qua đời thì người ta
sẽ xây mộ tháp cho ông. Tháp ấy sẽ có một số thí chủ, đất chùa riêng
và những thứ đó là tài sản các môn đệ được quyền thừa kế.Như thế,
tháp đầu trở thành một ngôi chùa nhỏ nhưng độc lập nằm giữa lòng
một ngôi chùa lớn và nổi tiếng (semi-independent sub-temple). Khi
môn phái phát triển về địa phương thì lại đẻ ra các chùa con của môn
phái gọi là các "mạt tự"(chùa ngọn), ngôi chùa nhỏ nhưng độc lập
(chùa nhánh) sẽ đóng vai trò thống suất môn phái. Tuy nhiên người trụ
trì của danh sát (bản tự hay chùa gốc)thường là nhân vật được tuyển
chọn từ trong đám trụ trì những chùa nhánh trong khuôn viên chùa gốc
cho nên người ấy không thể nào hoàn toàn độc lập với bản phường
(tháp đầu của mình). Như thế,đa số các chùa lớn trong ngũ sơn đều có
nhiều tháp đầu lập san sát bên nhau. Ví dụ ở Engakuji, có tháp đầu của
phái Thánh Nhất, phái Đại Chuyết, phái Ngột Am (tức phái Tông
Giác), phái Mộng Song, phái Đại Giác, phái Đại Thông, phái Hoằng
Trí, phái Phật Nguyên, phái Hoàng Long... Riêng ta còn thấy tháp đầu
của phái Mộng Song ở các chùa khác như Tenryuuji (Thiên Long Tự),
Shôkokuji (Tướng Quốc Tự), Kenninji (Kiến Nhân Tự) nữa. Do đó,
trong cùng bản tự,có khi thấy có sự tranh chấp giữa các tháp đầu về
cách quản trị nhà chùa, ngược lại, giữa những chùa khác nhau lại có
sự giao lưu thên mật giữa các tháp đầu vì cùng môn phái. Tình trạng
này không phải là điều đáng mong muốn cho lắm cho nên Mạc phủ
Muromachi đặt ra qui chế bắt các nhóm tăng sĩ phải xin phép nhà
nướctrước khi cho xây tháp đầu. Thế nhưng trên thục tế, chế độ này
không đạt được hiệu quả bao nhiêu.
*Sự mở mang của các giáo đoàn lâm hạ (ngoài hệ thống quan
tự)
Những quan tự (chùa nhà nước) như ngũ sơn thập sát đóng một
vai trò phò tá Mạc phủ Muromachi nhưng trong giáo đoàn Thiền Tông
vẫn có những bộ phận không nằm trong hệ thống quan tự. Những tiểu