Trên quan điểm về liên hệ giữa Thiền Tông đối với văn hóa Nhật Bản,
Ikkyuu đã thực sự có một đóng góp rất đáng kể.
Mặt khác, lúc đó bên phía Sôtô - shuu (tông Tào Động) xuất hiện
hai thiền sư tên tuổi: Myôhô Sotetsu (Minh Phong Tố Triết, 1277-
1350) và Gazan Shôseki (Nga Sơn Thiều Thạc, 1276-1366). Hai ông
đều là môn hạ của Keizan Jôkin (Oánh Sơn Thiệu Cẩn). Myôhô trụ trì
ở Daijôji (Đại Thừa Tự) và Eikôji (Vĩnh Quang Tự) còn Gazan trụ trì
Sôjiji (Tổng Trì Tự). Họ đều đào tạo được nhiều học trò ưu tú. Đặc
biệt Gazan có 5 đệ tử giỏi gọi là "ngũ triết": Taigen Sôshin (Thái
Nguyên Tông Chân, ? -1370), Tsuugen Jakurei (Thông Huyễn Tịch
Linh, 1323-1391), Mutan Sokan (Vô Đoan Tổ Hoàn, ?-1387), Daitetsu
Sôrei (Đại Triệt Tông Lệnh, 1333-1408), Jippô Ryôshuu (Thực Phong
Lương Tú, ?-1405) có những hoạt động lừng lẫy. Mỗi người trong bọn
đều dựng được am riêng ở Sôjiji (đó là Phổ Tạng Viện, Diệu Cao Am,
Động Tuyền Am, Truyền Pháp Am và Như Ý Am) tức "ngũ viện" (sẽ
bị phế bỏ vào năm 1875 để nhập tất cả vào bản tự). Gazan đã đặt ra
qui định là việc trụ trì ở Sôjiji sẽ do năm viện chủ luân phiên đảm
nhận (thế nhưng có thuyết cho rằng qui tắc ấy chỉ có sau khi ông viên
tịch).
Trong các chùa thuộc tông Sôtô (Tào Động) như Eikôji (Vĩnh
Quang Tự), chế độ thay phiên nhau trụ trì (luân trụ chế = rinjuusei)
nói trên được đem ra áp dụng là vì nó giúp cho môn phái khỏi bị chia
rẽ. Ngoài ra nó còn có điểm son là hun đúc cho những người trụ trì
tương lai tinh thần trọng danh dự và ý hướng thi đua trong nghĩa vụ
bảo vệ bản tự cũng như duy trì và phát triển giáo đoàn. Tuy nhiên các
chùa Sôtô khác với các chùa Rinzai (Lâm Tế) ở điểm là các tacchuu
(tháp đầu) không được phát triển bao nhiêu và cho đến về sau, thất
đường già lam vẫn tiếp tục là trung tâm sinh hoạt của họ (vì lý do đó
cho nên có nhiều tự viện còn giữ được lâu dài khu vực tăng đường và
hành lang)
.