Tuy nhiên trong khi giáo đoàn Sôtô phát triển ra bên ngoài thì
bên trong, những đặc điểm Nhật Bản của một tông phái được xây
dựng bởi Dôgen đã hoàn toàn bị lãng quên. Trên thực tế, thời này ,
chẳng thấy có ai nhìn lại Shôbô Genzô (Chính Pháp Nhãn Tàng) của
ông và hầu như không thấy có một công trình nghiên cứu nào lấy nó
làm đề tài.
Dôgen tỏ ra rất nghiêm khắc đối với tông Lâm Tế nhưng Keizan
Jôkin có vẻ hòa hoãn hơn. Khuynh hướng này ngày càng được đẩy
mạnh, đến đời của "ngũ triết" thì việc các tăng Tào Động đến học với
thầy phái Lâm Tế là chuyện thường. Ta có thể kể đến trường hợp tiêu
biểu của người như Sekioku Shinryô (Thạch Ốc Chân Lương, 1345-
1423), đệ tử của một trong ngũ triết Tào Động là Tsuugen Jakurei
(Thông Huyễn Tịch Linh). Sekioku đã theo học nhiều thầy nhiều phái:
phái Đại Giác như Jakushitsu Genkô (1290-1367), phái Phật Quang
như Môzan Chimyô (Mông Sơn Trí Minh, đệ tử của Kian Soen tức
Quy Am Tổ Viên) và Shizan Myôzai (Thử Sơn Diệu Tại, học trò Kôhô
Kennichi tức Cao Phong Hiển Nhật), phái Pháp Đăng như Koken
Chinô (Cổ Kiếm Trí Minh, đệ tử của Kohô Kakumyô tức Cô Phong
Giác Minh), phái Đại Huệ như Chuugan Engetsu (Trung Nham Viên
Nguyệt), phái Huyễn Am như Daisetsu So.nô (Đại Chuyết Tổ Năng,
1273-1337).
Vì lẽ đó nên không lạ gì tông Tào Động cũng lấy "thiền công án"
làm chủ lưu, khiến cho khó thể phân biệt chỗ khác nhau giữa tông
phong của họ đối với tông Lâm Tế. Cái gọi là "căn cước" của mình mà
tông Tào Động vẫn thường đưa ra là thuyết "ngũ vị"
. Thế nhưng lý
luận này buổi đầu đã sớm được thiền sư tông Lâm Tế là Thạch Sương
Sở Viên (986-1039) cải biên thành Thạch Sương Ngũ Vị. Mãi về sau,
thầy trò tăng Nhật Bản phái Thái Nguyên là Kettô Nôshô (Kiệt Đường
Năng Thắng, 1355-1427) và Nan.ei Kensuu (Nam Anh Khiêm Tông,
1387-1457) mới phục hồi nguyên hình "Tào Động Ngũ Vị" xưa kia