LỊCH SỬ THIỀN TÔNG NHẬT BẢN - Trang 96

TIẾT 2:- Văn Hóa Thiền Thành Hình Và

Phát Triển

*Văn học Gozan (Ngũ Sơn Nhật Bản) và các văn bản Gozan

oạt động văn hóa của nhóm Gozan bao gồm nhiều

lãnh vực nhưng trung tâm của nó vẫn là hoạt động văn học. Như ta đã
thấy qua ví dụ của hai thiền sư Trung Quốc là Cổ Lâm Thanh Mậu (1262-
1329) và Tiếu Ẩn Đại Hân (1284-1344), vị trí của văn học cũng rất quan
trọng trong hoạt động của Thiền Tông bên ấy. Từ khi các tăng nhập
Nguyên trở về đem theo thiền phong của những thiền sư kiêm văn nhân
nói trên thì ở Nhật Bản, khuynh hướng gây dựng một nền văn học tùng
lâm đã trở thành cao trào. Huống chi các tăng nhân Gozan là những
người phụ trách việc từ hàn ngoại giao cho mạc phủ, và trong giai cấp võ
sĩ thượng lưu cũng có những người trân trọng các tài năng biết làm thơ và
soạn pháp ngữ bằng lối văn tứ lục. Do đó, các tăng sĩ trong nhóm Gozan,
muốn được danh phận với đời, thay vì chỉ chuyên tâm tu hành, lại dồn hết
tâm trí vào việc trau dồi tài năng văn học. Nhờ đó mà thời ấy có nhiều tác
phẩm được ra đời, và như thế, văn học Gozan đã thành hình.

Người tiên khu của văn học Gozan là thiền sư nhà Nguyên Nhất

Sơn Nhất Ninh (Issan Ichi.nei, 1247-1317), người đã đến Nhật năm
1299 vào thời Kamakura. Sau đó, sự nghiệp văn chương của ông đã
được nối tiếp suốt giai đoạn Kamakura bước qua Muromachi bởi các
tên tuổi như Kokan Shiren (Hổ Quan Sư Luyện, 1278-1346), Trúc
Tiên Phạm Tiên (Chikusen Bonsen, 1292-1348, sang Nhật năm 1329),
Jakushitsu Genkô (Tịch Thất Nguyên Quang, 1290-1367, du học
Nguyên, về Nhật năm 1326), Sesson Yuubai (Tuyết Thôn Hữu Mai,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.