LỊCH SỬ TÔN GIÁO NHẬT BẢN - Trang 167

xã hội mà người đó đã một lần vượt qua, chỉ cần chấp nhận
nguyên nền tảng đạo đức vốn có và không phê phán. Sau đó, việc
phần đông giới tôn giáo đều chỉ đi theo mà không phát huy được
đầy đủ tinh thần phê phán đối với cuộc chiến tranh xâm lược và
sự phát triển của Chủ nghĩa quốc gia một phần cũng là do yếu ở
điểm này.

Tsunashima Ryōsen và những trải nghiệm thần thánh

Người tạo dấu ấn cuối cùng cho phong trào tầm cứu sâu về

nội tâm này là nhà tư tưởng Tsunashima Ryōsen (Cương Đảo Lương
Xuyên, 1873-1907). Ryōsen vốn xuất phát từ Thiên chúa giáo,
nhưng sau đó dần dời xa tín ngưỡng chính thống. Trong cơn lao
đao vì bệnh viêm phổi, vào năm Meiji thứ 37 (1904) ông đã 3 lần trải
nghiệm “diện kiến thần” và thấy mình hòa hợp vào thân thể của
thần. Một năm sau đó ông đã công bố về trải nghiệm này trong
bài viết “Những trải nghiệm gặp thần của tôi” và đã tạo ra làn sóng
tranh luận xung quanh điều thị phi này. Trải nghiệm lần thứ 3 của
Ryōsen diễn ra vào đêm tháng 11, khi ông đang ngồi trước bàn làm
việc. Khi đó, ông có ghi lại rằng: “Thực tế lúc này tôi đang ngồi
viết thì phút chốc nhận ra mọi thứ biến hóa và mình đang ở nơi
sâu thẳm của trời đất. Tôi nhận thấy mình thiếp đi, còn thần thì
hiện lên và ngồi viết thay tôi”.

Những trải nghiệm như thế này về sau đã ảnh hưởng lớn đến

những lý luận như Lý luận về trải nghiệm thuần túy của triết gia
Nishida Kitarō (Tây Điền Kỷ Đa Lang), nhưng lúc đó việc có công
nhận bản thân những trải nghiệm này hay không lại là một vấn đề
lớn. Những người phản đối thì công kích rằng đây chỉ là sự ảo tưởng
bênh hoạn không hơn không kém, rằng việc quên xã hội thực tế mà
trốn vào những trải nghiệm cá nhân là không lành mạnh. Mũi nhọn
của những phê phán lần này cũng là hướng đến Inoue Tetsujirō và

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.