khác ngoài việc trở thành đấng vô tận tuyệt đối”. Ở đây có một
điều cần chú ý là Kiyozawa đã thay đổi Phật A-di-đà trong tín
ngưỡng Tịnh thổ truyền thống thành khái niệm mang tính triết
học là đấng vô tận tuyệt đối và phổ biến chúng.
Vấn đề nan giải này của tôn giáo đã được giải quyết bằng cách
từ bỏ hoàn toàn yếu tố bên ngoài và chỉ nhờ việc trú ngụ trong nội
tâm mà thành đạo. Ở đó cần thiết phải có một sự quyết tâm:
“Nếu con người ta suy nghĩ nghiêm túc về việc gia nhập thánh địa
của tôn giáo thì cả cha mẹ, vợ con, tiền tài, quốc gia cũng phải từ
bỏ. Hơn thế, phải vứt bỏ ngay cả bản thân mình. Hay nói cách khác,
người nào muốn vào địa hạt của tôn giáo thì phải vứt bỏ cả lòng
hiếu thảo và yêu nước. Ngoài ra cả lòng nhân nghĩa, cả đạo đức, cả
khoa học, cả triết học cũng không được ngó ngàng tới. Chính từ đó
thánh địa bao la của những tín niệm tôn giáo mới được mở ra” (Theo
Những điều kiện thiết yếu cho những tín niệm tôn giáo). Kiyozawa
khẳng định mạnh mẽ rằng cần phải từ bỏ cả quốc gia và lòng ái
quốc rõ ràng là vì đang ý thức về cuộc khẩu chiến “Sự xung đột
giữa giáo dục và tôn giáo”. Ông muốn đưa ra luận thuyết này là để
phản đối lại Inoue Tetsujirō, người theo Chủ nghĩa quốc gia.
Trong một chừng mực nào đó, có thể thấy lý luận của Kyozawa là
lý luận phê phán Chủ nghĩa quốc gia quá khích, nhưng vừa hướng
đến mục đích đó ông lại vừa lật ngược tình thế. Theo Kiyozawa thì:
“Một khi đã được chạm đến vầng hào quang từ bi của Phật Như Lai
thì sẽ không còn điều yêu, ghét trong tâm nữa” (Những điều kiện
thiết yếu cho những tín niệm tôn giáo) và “Khi đất nước có sự
biến thì sẽ phải vác súng lên vai ra chiến trận. Lúc đó thì hiếu thảo
cũng được mà ái quốc cũng không sao” (Theo sách đã dẫn). Qua đó
ông đã công nhận cả lòng hiếu thảo, ái quốc và thậm chí cả chiến
tranh. Nghĩa là khi con người ta đã đạt đến vô tận tuyệt đối thì
không cần nguyên lý mang tính quy phạm để từ tôn giáo quay trở lại