LỊCH SỬ TÔN GIÁO NHẬT BẢN - Trang 165

hòng sánh với sự vĩ đại đó” đã biểu hiện được một cách xác thực vấn
đề của thời đại là sự ứng xử của bản thân chúng ta với kẻ có quyền
hành tuyệt đối là vũ trụ. Fujimura cho rằng, đó là điều “bất khả
giải” và đón nhận cái chết với lý do “Ta ôm mối hận, buồn sầu và
cuối cùng quyết tâm chọn cái chết”. Ở đó có những điều buộc các
nhà tư tưởng thời đại phải suy ngẫm.

Chủ nghĩa tinh thần và những hạn chế trong tư tưởng

của Kiyozawa Manshi

Nhà tư tưởng tôn giáo tiêu biểu của thời đại này là Kiyozawa

Manshi (Thanh Trạch Mãn Chi, 1863-1903), một nhà sư thuộc phái
Ōtani (Đại Cốc) của Tịnh thổ chân tông. Cuộc luận chiến “Sự xung
đột giữa giáo dục và tôn giáo” diễn ra vào năm Meiji thứ 25 (1892) và
khi đó Kiyozawa đã cho phát hành cuốn Cốt cách triết học tôn
giáo (Shūkyō Tetsugaku Kokkaku). Đây là lần đầu tiên ông đã xây
dựng được hệ thống triết học tôn giáo hoàn chỉnh dựa trên quan
điểm Phật giáo. Tuy nhiên, sau đó Kiyozawa đã suy nghĩ sâu sắc về
nội tâm của mình từ những thất bại trong việc cải cách giáo đoàn và
tình trạng bệnh tật bản thân, nên vào năm Meiji thứ 33 (1900) đã
cùng với các đệ tử lập nên trường tư thục Kōkōdō (Hạo Hạo Động).
Vào năm sau đó, Kiyozawa xuất bản cuốn Thế giới tinh thần
(Seishinkai) và phát triển thành phong trào theo Chủ nghĩa tinh
thần.

Như Kiyozawa đã viết: “Chủ nghĩa tinh thần là chủ nghĩa mưu

cầu sự viên mãn về tinh thần của bản thân” (Theo Chủ nghĩa tinh
thần), nghĩa là đó chỉ là sự chìm đắm trong tinh thần chủ quan
mang tính nội tại và đi tìm chỗ dựa cuối cùng ở đó. Từ chí hướng căn
bản: “Một khi đã sống trên đời này thì chúng ta phải có một chỗ
dừng chân thật hoàn hảo” (Theo sách đã dẫn), ông đã đào sâu về
tinh thần và đạt đến mức độ vô tận tuyệt đối: “Chúng ta làm thế
nào để có được một chỗ dừng chân hoàn hảo? Điều này không có gì

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.