LỊCH SỬ TÔN GIÁO NHẬT BẢN - Trang 168

Chủ nghĩa nội tâm tôn giáo đã bị phe Lý luận đạo đức quốc gia coi
như kẻ thù là vì như vậy.

Trải nghiệm tôn giáo và luân lý

Ryōsen đã rất kiên trì với những trải nghiệm tôn giáo của mình

với tư cách là người đứng ở cực đối diện với Chủ nghĩa quốc gia của
phái Inoue. “Chẳng lẽ các người không hiểu rằng nỗi buồn khổ và
niềm tin tôn giáo của mình lớn hơn cả Tolstoy, cả Nichiren, cả
Shinran, cả Thích Ca và Cristo hay sao?” (Theo

Thuyết giảng về ý nghĩa của nỗi buồn khổ cho mọi người).

Nghĩa là, dù Phật Thích Ca hay Chúa Cristo có vĩ đại đến đâu thì
vấn đề của bản thân mình vẫn phải tự giải quyết. Không nên ỷ lại
vào quyền uy bên ngoài, mà vấn đề là phải tự mình giải quyết
vấn đề của mình. Việc Ryōsen dời xa Thiên chúa giáo và cũng
không có ý định dựa vào Phật giáo là vì như vậy.

Ryōsen vừa lý luận về sự hợp nhất với các vị thần, lại vừa không

vứt bỏ bản thân trong sự hợp nhất đó. Ông viết: “Thần hiện lên
trước mắt. Ta nhập vào trong thần, nhưng vẫn không mất đi nhân
cách cá nhân của ta” (Theo Tôi đã học được gì từ sự trải nghiệm diện
kiến với thần linh) và luôn kiên trì tính cá nhân của mình. Ryōsen
đã gọi trải nghiệm vừa nhập làm một vào thần vừa không đánh mất
cá nhân này là “Con của thần” (Kami-no-ko). Lý luận này vừa là sự
chống đối đối với Chủ nghĩa quốc gia của phái Inoue đi theo
hướng cá nhân con người bị chôn vùi trong toàn thể quốc gia và
đồng thời cũng là tiếng nói phê phán đối với tín ngưỡng về tịnh
thổ của Kiyozawa phó thác tất cả cho Tha lực (Tariki) mà đánh mất
tính chủ thể của mình.Việc trở lại tác động vào hiện thực được Ryōsen
gọi là “Sự tác động đồng thời với thần”. Theo đó, ông đã tầm cứu
khả năng về một hệ luân lý xã hội đứng từ quan điểm tôn giáo mà đã
mất đi nguyên lý trong tư tưởng của Kiyozawa.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.